Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) được thí điểm vào năm 2017, đến nay 35 tỉnh/thành phố đã triển khai điều trị PrEP cho 67.000 người.

Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn trong việc duy trì chương trình PrEP

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, từ khi chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) được thí điểm vào năm 2017, đến nay 35 tỉnh/thành phố đã triển khai điều trị PrEP cho 67.000 người.

Việt Nam đối mặt nhiều khó khăn trong việc duy trì chương trình PrEPNhân viên y tế tư vấn cho người dân về điều trị PREP. (Ảnh: T.G/Vietnam+)

Trong công tác phòng chống HIV/AIDS, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên thời gian qua Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP), nhằm hướng đến kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030.

Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương nhấn mạnh tại Hội thảo sơ kết giữa kỳ Kế hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) giai đoạn 2021-2025, do Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức ngày 27/8.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, kể từ khi chương trình PrEP được thí điểm vào năm 2017, đến nay có 35 tỉnh/thành phố trên cả nước đang cung cấp dịch vụ này. Với sự hỗ trợ từ PEPFAR và Dự án Quỹ toàn cầu, Việt Nam đã điều trị PrEP cho 67.000 người nguy cơ cao, trong đó trên 80% là nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).

Với kết quả trên, năm 2023, Việt Nam trở thành nước dẫn đầu châu Á -Thái Bình Dương về số người điều trị PrEP. Các mô hình cung cấp dịch vụ PrEP được đa dạng, từ cố định tại cơ sở y tế đến lưu động tại các địa bàn, khu vực phù hợp với nhu cầu của quần thể đích.

Mặc dù vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương thừa nhận Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn trong việc duy trì và mở rộng bền vững chương trình PrEP.

Đến nay, phần lớn các dịch vụ cho PrEP, bao gồm thuốc ARV là được sự viện trợ từ Quỹ toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét, PEPFAR. Sự viện trợ này có giới hạn, trong khi kích cỡ quần thể có nguy cơ nhiễm HIV có dấu hiệu gia tăng mạnh và đang có xu hướng trẻ hóa. Vấn đề được đặt ra ở đây là các hoạt động tạo cầu tiếp cận với quần thể đích cần được thực hiện như thế nào để có tối đa số lượng quần thể này biết PrEP, lựa chọn sử dụng và tuân thủ điều trị PrEP.

Đặc biệt, nguồn tài chính bền vững cho việc cung cấp PrEP khi nguồn lực quốc tế cắt giảm mạnh và bảo hiểm y tế chưa chi trả cho PrEP đang là thách thức lớn, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống, cần có các mô hình cung cấp dịch vụ và các chính sách tài chính đặc thù để triển khai...

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị các đại biểu, các báo cáo viên chia sẻ những bài học kinh nghiệm đã đạt được, thảo luận về các vướng mắc cần được khắc phục, các chính sách, giải pháp cần được thực hiện để tiếp tục mở rộng và cung cấp PrEP bền vững góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030. Lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu Cục Phòng, chống HIV/AIDS tổng hợp tất các ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện kế hoạch triển khai PrEP bền vững trong thời gian tới./.

Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, cùng với điều trị ARV cho người nhiễm HIV một cách hiệu quả để tải lượng HIV đạt dưới ngưỡng phát hiện (K=K), PrEP là can thiệp hữu hiệu góp phần kết thúc bệnh dịch AIDS vào năm 2030./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]