Từ ngày lập Đảng đến nay, 94 năm qua, trong chỉ đạo công cuộc dựng nước và giữ nước, Đảng và Nhà nước ta luôn thấu suốt một chân lý của cha ông ta đã tổng kết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” ; trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách sử dụng nguồn sức mạnh nội sinh to lớn của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, nhất là những người có tài năng và tâm huyết với đất nước.

Vinh dự song hành trách nhiệm

Từ ngày lập Đảng đến nay, 94 năm qua, trong chỉ đạo công cuộc dựng nước và giữ nước, Đảng và Nhà nước ta luôn thấu suốt một chân lý của cha ông ta đã tổng kết: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”; trên cơ sở đó đề ra những chủ trương, chính sách sử dụng nguồn sức mạnh nội sinh to lớn của đội ngũ các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, nhất là những người có tài năng và tâm huyết với đất nước.

Vinh dự song hành trách nhiệm

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ ngày 29/2/2024.

Chúng ta còn nhớ, tháng 5/1946, Bác Hồ sang Pháp đàm phán với nhà lãnh đạo Pháp ở Phông ten nơ blô về công nhận nền độc lập của Việt Nam, sau khi gặp mặt các trí thức, nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu và công tác ở Pháp, một số người nổi tiếng lúc đó, như Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Tôn Thất Tùng, Trần Hữu Tước, Trần Đức Thảo, Đặng Vũ Hỷ, v.v... đã lần lượt tình nguyện về nước, lên chiến khu Việt Bắc sống và làm việc trong điều kiện thiếu thốn nhiều mặt. Với lòng yêu nước nồng nàn cùng sự kính phục nhân cách và tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhất là việc Bác Hồ trân trọng sử dụng tài năng của từng người để giao việc thích hợp, một số nhân sĩ, trí thức đã được giao trọng trách là Bộ trưởng hoặc tương đương, như Nghiêm Xuân Yêm, Nguyễn Xiển, Tạ Quang Bửu, Phan Anh..., mặc dù họ không là đảng viên, hoặc không nằm trong Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Tiếp nối truyền thống coi trọng nhân tài đó, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết khẳng định vai trò và sự đóng góp to lớn của trí thức, văn nghệ sĩ; từ đó, Nhà nước ta đã cụ thể hóa các chính sách ưu đãi thích đáng những người có cống hiến trên nhiều lĩnh vực, đúng như lời biểu dương của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong cuộc gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ ngày 29/2/2024 vừa qua nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn: “Trong thành quả to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 40 năm đổi mới đất nước, có sự đóng góp quý báu, rất quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trên nhiều lĩnh vực... Nhiều người là những tấm gương sáng trong lao động, học tập, nghiên cứu, sáng tạo, dấn thân vì dân vì nước, vươn lên ngang tầm khu vực và thế giới, được quốc tế vinh danh, được công chúng yêu thích và mến mộ”. Chủ tịch nước cho rằng, “sức mạnh của một dân tộc không phải nằm ở tài nguyên trong lòng đất, lòng biển, mà ở những con người có trí tuệ và phẩm giá”. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn vinh các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ thông qua việc trao tặng các danh hiệu cao quý: Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân (trong ngành y tế); Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân (trong ngành giáo dục); Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân (trong ngành văn hóa, văn học nghệ thuật). Đặc biệt đối với những người có thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu, ứng dụng, phát minh, Đảng, Nhà nước đã xét tặng Giải thưởng Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh cho những tập thể, cá nhân trong nhiều lĩnh vực...

Vinh dự to lớn song hành với trách nhiệm cao của các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, nhất là trong thời kỳ cuộc cách mạng 4.0 đang tiến như vũ bão, trong thời kỳ “số hóa” chi phối mạnh mẽ sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước ta. Nếu không “đi tắt đón đầu” cơ hội vàng nói trên; nếu không có bước chuyển đột phá trong nhận thức và hành động, thì khát vọng xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc chỉ là khẩu hiệu suông. Vì vậy, Đảng ta, Nhà nước ta, nhân dân ta đặt rất nhiều kỳ vọng vào các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ. Lẽ đương nhiên, để biến mục tiêu ấy thành hiện thực, ngoài việc Nhà nước hoàn thiện, bổ sung các chính sách cụ thể; các ngành, các cấp cần “phát huy dân chủ, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do sáng tạo”, đồng thời đòi hỏi mỗi cá nhân “đề cao trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp” - như ý kiến nhấn mạnh của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng.

Nhắc đến “đạo đức nghề nghiệp” , thiết nghĩ cần nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ: Cần chống 4 căn bệnh mà nhiều người thường mắc: 1. Tự cao tự đại; 2. Ưa người ta nịnh nọt; 3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người; 4. Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau”(1).

Rõ ràng, niềm vinh dự lớn cần được song hành với ý thức trách nhiệm cao và đạo đức nghề nghiệp, vì danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất - như lời nhắn gửi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

PGS.TS NGUYỄN HỒNG VINH (Theo Báo Văn hóa)

(1). Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, trang 317, NXB Chính trị quốc gia, H.2011



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]