(Baothanhhoa.vn) - Sáng 7-11, Nhà xuất bản Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh” của tác giả Hoàng Bá Tường. Dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các nhà nghiên cứu khoa học ở Trung ương và địa phương.

Góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh”

Sáng 7-11, Nhà xuất bản Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh” của tác giả Hoàng Bá Tường. Dự hội nghị có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông cùng các nhà nghiên cứu khoa học ở Trung ương và địa phương.

Góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh”

Ông Hoàng Văn Tú, Giám đốc NXB Thanh Hóa khai mạc hội nghị.

Biển từ lâu đời đã gắn bó với người Việt cổ xứ Thanh. Sống trong môi trường biển, cư dân biển xứ Thanh qua nhiều thế hệ đã sáng tạo và lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống có giá trị, mang đậm dấu ấn biển. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy là các truyền thuyết đào biển, gánh núi của các nhân vật khổng lồ; là những bài ca dao tục ngữ, hò biển, hát ghẹo về làng biển, nghề biển với những con người quen “ăn sóng, nói gió”, với tâm thế “có cứng mới đứng đầu gió” nhưng lại có tâm hồn hiền hậu, phóng khoáng vô tư.

Bên cạnh đó là tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán và nghi lễ... trong đời sống tinh thần của những người dân biển. Di sản văn hóa biển, đảo Thanh Hóa trải qua thời gian đã kết tinh thành giá trị, phản ánh tâm hồn, nghị lực và khí chất của mỗi con người nơi đầu sóng ngọn gió, trở thành hành trang, động lực giúp cho người dân biển, đảo xứ Thanh vươn tới, xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp.

Góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh”

Toàn cảnh hội nghị.

Với ý nghĩa quan trọng đó, bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh” của tác giả Hoàng Bá Tường đã thể hiện được tầm vóc, sức ảnh hưởng với giới nghiên cứu và những người quan tâm đến vấn đề biển, đảo và chủ quyền quê hương. Bản thảo có dung lượng 1.084 trang A4, ngoài phần lời giới thiệu công trình được cấu trúc 5 phần: Chuyện kể miền biển xứ Thanh; Tục ngữ, ca dao, dân ca, vè; Tín ngưỡng, lễ hội; Nghề truyền thống và văn hóa ẩm thực; Văn hóa dân gian làng biển và xã đảo xứ Thanh.

Góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh”

TS Lê Ngọc Tạo, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Thanh Hóa đóng góp ý kiến.

PGS.TS Mai Văn Tùng khẳng định: "Đây là công trình khoa học lớn nhất từ trước tới nay về văn hóa biển đảo xứ Thanh, có tính chất khảo cứu, sưu tầm, khai thác và kế thừa tốt hệ thống tư liệu phong phú, có độ tin cậy cao về mặt khoa học. Chính vì vậy, tôi coi đây là công trình quan trọng số một về biển đảo xứ Thanh, có thể sử dụng tra cứu về văn hóa dân gian biển đảo xứ Thanh góp phần vào bức tranh tổng thể văn hóa biển đảo Việt Nam”.

PGS.TS Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam cho rằng: “Bản thảo là tập hợp các công trình, là chủ đề nóng hiện nay cả về chính trị, khoa học và luật pháp. Nếu được xuất bản sớm, đây sẽ là tài liệu hữu ích không chỉ với khoa học mà còn thể hiện tư duy, tầm nhìn gắn kết được truyền thống với hiện tại, đồng thời dự báo được bối cảnh tương lai”.

Góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh”

TS. Hoàng Bá Tường, tác giả bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh” cảm ơn góp ý của các nhà nghiên cứu.

Ngoài đánh giá về những giá trị lý luận và thực tiễn của công trình, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm nên chỉnh sửa về mặt kết cấu, tiêu đề ở một số chương mục... Những đóng góp tại hội nghị là cơ sở để tác giả Hoàng Bá Tường chỉnh sửa, tiếp tục nghiên cứu, nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, đảm bảo tính học thuật của công trình.

Góp ý bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh”

PGS. TS Lâm Bá Nam, Chủ tịch Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam kết luận hội nghị.

Văn hóa biển - đảo của cư dân miền duyên hải Thanh Hóa là mảng màu tươi đậm trong bức tranh tổng thể của văn hóa biển Việt Nam, cần được tiếp tục sưu tầm nghiên cứu và phát huy trong cuộc sống. Chính vì thế, bản thảo “Văn hóa dân gian biển, đảo xứ Thanh” ngay từ khi được đưa vào danh mục sách đặt hàng năm 2022 đã nhận được sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến biển đảo xứ Thanh.

Kiều Huyền


Kiều Huyền

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]