Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” vào công tác giảng dạy chính trị
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “Khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là nội dung hết sức quan trọng và quý báu. Đây là cơ sở để chúng ta phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới.
Ảnh minh họa.
Đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá là những người đang trực tiếp giảng dạy, trang bị cho học viên về thế giới quan và phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là những người trực tiếp tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và đấu tranh, phản bác lại các luận điệu sai trái, thù địch.
Do đó, đòi hỏi đội ngũ giảng viên hiện nay trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực tư duy lý luận, năng lực thực tiễn để giải quyết hiệu quả những vấn đề đang đặt ra.
Những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Một là, xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Tư tưởng của Người đã được nhấn mạnh tại Đại hội II của Đảng (1951): Xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường. Người nhiều lần nhắc nhở: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”. Người đặc biệt chú trọng việc nâng cao dân trí, phục vụ công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh. “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng, cũng là khát vọng tột bậc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Hai là, thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã mang khát vọng lớn lao: Độc lập cho Tổ quốc, tự do, hạnh phúc cho đồng bào. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến dâng trọn vẹn cho cách mạng, chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân.
Ba là, xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.
Hiện thực khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng chế độ chính trị dân chủ, tiến bộ, thật sự vì dân, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội văn minh, tiến bộ với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Muốn vậy, phải xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, có kế hoạch thực hiện với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.
Bốn là, phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
Vấn đề nội lực dân tộc là một điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người chỉ rõ “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”. Hồ Chí Minh cho rằng, việc mở cửa, hợp tác quốc tế không chỉ nhằm mục đích nhận được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, mà thông qua đó thu hút ngoại lực, thu hút đầu tư, tạo ra những điều kiện phát huy tiềm năng của đất nước, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của Nhân dân.
Năm là, luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác.
Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Việt Nam phải có cách làm, bước đi và biện pháp thích hợp. “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác... ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”. Chúng ta dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.
Một số yêu cầu đặt ra khi vận dụng vào công tác giảng dạy của đội ngũ giảng viên
Việc học tập, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về “ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc” đối với mỗi giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Để vận dụng tư tưởng quý báu này của Người vào công tác, giảng dạy của mình đòi hỏi từng giảng viên cần quan tâm thực hiện tốt một số yêu cầu cụ thể sau:
Thứ nhất, ngay từ đầu năm học, từng giảng viên phải đọc, nghiên cứu, nắm chắc phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường và kế hoạch của khoa mình để từ đó xác định nhiệm vụ và xây dựng chương trình, kế hoạch cho cá nhân.
Kế hoạch cá nhân phải xây dựng cụ thể rõ ràng xác định rõ từng việc; mục tiêu đặt ra; nội dung, cách thức thực hiện cũng như thời gian thực hiện cho từng việc. Điều này hết sức cần thiết bởi vì đối với giảng viên, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, còn phải thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, tổng kết thực tiễn và các nhiệm vụ khác. Đặc biệt, hiện nay, quy mô đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường ngày càng tăng, yêu cầu công việc đặt ra đối với giảng viên ngày càng nhiều, nếu làm việc không có kế hoạch thì rất dễ dẫn đến tình trạng hoàn thành được nhiệm vụ này thì nhiệm vụ khác lại hạn chế.
Thứ hai, phải luôn đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm người, nắm việc.
Điều này thể hiện ở việc trước khi lên lớp, giảng viên phải tìm hiểu nắm chắc một số thông tin cơ bản về người học để lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp. Bởi vì, đối tượng người học ở trường hiện nay rất đa dạng. Do vậy, khi được phân công giảng dạy một lớp nào đó, trước khi lên lớp, giảng viên cần tìm hiểu và nắm đối tượng học viên của lớp học; nghiên cứu, tìm hiểu thêm về công việc, những vấn đề thực tiễn, những thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, của ngành hoặc địa phương, nơi học viên đang công tác để có sự liên hệ, vận dụng kịp thời vào bài giảng. Để từ đó giảng viên chủ động trong xác định dung lượng kiến thức và dự kiến phương pháp sẽ sử dụng khi lên lớp.
Trong nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn thì việc đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm người, nắm việc cũng là một yêu cầu không thể thiếu đối với mỗi giảng viên. Bởi không sâu sát, điều tra nghiên cứu thì không thể có những thông tin, dữ liệu chính xác cho những sản phẩm nghiên cứu.
Thứ ba, mỗi giảng viên phải luôn biết quý trọng thời gian, biết giờ nào làm việc ấy và có năng lực giải quyết công việc một cách tốt nhất trong một thời gian ngắn nhất.
Đối với nhà trường hiện nay, do quy mô đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế ngày càng nhiều nên yêu cầu và áp lực công việc đối với giảng viên ngày càng lớn, trong khi đó phần lớn giảng viên của nhà trường là nữ, nên công việc gia đình chi phối công việc giảng dạy rất nhiều. Vì vậy, để thực tốt nhiệm vụ của mình, mỗi giảng viên phải biết sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học.
Thứ tư, phải thường xuyên rút kinh nghiệm trong từng công việc.
Đây cũng là một trong những yêu cầu và cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của mỗi giảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, sau mỗi bài giảng, giảng viên phải nhìn nhận lại và tự rút ra kinh nghiệm để lần sau thực hiện bài giảng được hiệu quả hơn.
Kết thúc năm học, mỗi cán bộ, giảng viên phải tự đánh giá lại và rút kinh nghiệm xem trong quá trình thực hiện kế hoạch cá nhân của bản thân có điểm nào chưa đạt yêu cầu và chỉ ra nguyên nhân vì sao chưa đạt. Để từ đó có biện pháp khắc phục khi xây dựng và thực hiện kế hoạch cá nhân ở năm tiếp theo.
Thực tiễn luôn thay đổi, đặt ra những yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng nếu không tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong của bản thân, mỗi cán bộ, đảng viên, giảng viên sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của thời cuộc. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá phải học tập, rèn luyện không ngừng, học không chỉ là nghĩa vụ để chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng mà còn phải là nhu cầu tự thân, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để vừa có phẩm chất tốt, có năng lực chuyên môn vững mà còn phải có tác phong làm việc thực sự khoa học để đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường trong thời kỳ mới./.
Thạc sỹ Nguyễn Thị Quy
Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa
{name} - {time}
-
2024-12-13 16:51:00
Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nền nông nghiệp toàn diện
-
2024-12-13 16:00:00
Cho ý kiến về việc xây dựng Đề án kết thúc hoạt động của Đảng ủy Khối cơ quan TW
-
2024-04-24 10:04:00
Chú trọng công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự
“Cánh tay nối dài” giữa chính quyền với người dân
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phố, thôn
Lan tỏa các mô hình “Dân vận khéo” ở Như Thanh
Giải pháp cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của huyện Yên Định
Đảng bộ huyện Đông Sơn phát huy vai trò bí thư chi bộ ở khu dân cư
Đề cao tinh thần “Bàn làm, không bàn lùi”
Triển khai hiệu quả các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng
Lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo” ở thị xã Bỉm Sơn
Đảng bộ huyện Thạch Thành nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, khu phố