(Baothanhhoa.vn) - Trong sự nghiệp “trồng người”, các nhân tố như đội ngũ nhà giáo, cơ sở trường, lớp học đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị giáo dục và chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của các nhà trường nói riêng, của toàn ngành giáo dục nói chung.

Ưu tiên các nguồn lực cho phát triển giáo dục

Trong sự nghiệp “trồng người”, các nhân tố như đội ngũ nhà giáo, cơ sở trường, lớp học đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị giáo dục và chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên nhằm bảo đảm chất lượng giáo dục trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của các nhà trường nói riêng, của toàn ngành giáo dục nói chung.

Ưu tiên các nguồn lực cho phát triển giáo dụcThư viện Trường THCS Dân Lực (Triệu Sơn) được đầu tư xây dựng đồng bộ, đáp ứng yêu cầu tìm kiếm nguồn học liệu cho hoạt động dạy và học. Ảnh: Phong Sắc

Năm học 2023-2024 Trường Tiểu học Quảng Thành (TP Thanh Hóa) được UBND thành phố đồng ý chủ trương nâng cấp cải tạo 30 phòng lớp học, các phòng chức năng và một số công trình phụ trợ khác như cổng trường, tường rào, nhà bảo vệ, nhà bếp, nhà xe... với tổng kinh phí trên 12 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục. Cùng với đó, nhà trường đã kêu gọi các mạnh thường quân, các doanh nghiệp là cựu học sinh, cán bộ, giáo viên (CBGV) nhà trường ủng hộ xây dựng thêm nhiều hạng mục thiết yếu như: thư viện thân thiện, sân bóng, khuôn viên, bồn hoa cây cảnh... Thầy giáo Nguyễn Trọng Tính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quảng Thành cho biết: “Sau khi hoàn thiện và đưa vào sử dụng, đến nay các phòng hiệu bộ, phòng bộ môn, phòng chức năng của nhà trường đều đạt tiêu chí của trường chuẩn quốc gia mức độ 2; khuôn viên sân trường, bồn hoa, cây cảnh bảo đảm theo tiêu chí sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn. Phòng thư viện cũng được bố trí riêng biệt cùng nhiều đầu sách, trang thiết bị và không gian đọc sách, thân thiện, gần gũi với học sinh. Đây là thành quả nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục cùng sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân. Với diện mạo CSVC mới, mỗi CBGV nhà trường sẽ không ngừng nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm giữ vững và nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học của nhà trường”.

Tại nhiều đơn vị trường khác như: Trường Tiểu học Hà Lan (thị xã Bỉm Sơn), Trường THCS Dân Lực (Triệu Sơn), Trường THPT Ngọc Lặc... nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành giáo dục, diện mạo các nhà trường ngày càng khởi sắc với nhiều hạng mục, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục như: nhà hiệu bộ, nhà học bộ môn, khu giáo dục thể chất... Theo thống kê, 5 năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng nhiều đề án, chính sách phát triển CSVC trường, lớp học mang lại hiệu quả thiết thực như: Chính sách xã hội hóa giáo dục mầm non; sắp xếp mạng lưới các trường THPT công lập; chương trình đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học giai đoạn 2021-2025 cho các trường THPT, THCS&THPT để đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025... Ngoài ra, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ năm học 2020-2021 đến nay, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học cho các nhà trường với kinh phí hàng trăm tỷ đồng... Hiện, các trường học trên địa bàn tỉnh phần lớn có khuôn viên xanh, sạch, đẹp hướng đến hiện đại với tỷ lệ trường học kiên cố, cao tầng đạt trên 90%. Toàn tỉnh đã có 1.686/2.006 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 85,11%.

Ưu tiên các nguồn lực cho phát triển giáo dụcĐược sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục và sự ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, Trường Tiểu học Quảng Thành (TP Thanh Hóa) ngày càng được đầu tư khang trang, sạch đẹp.

Cùng với việc đầu tư CSVC, ngành đặc biệt quan tâm và ưu tiên cho nhiệm vụ chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo - khâu then chốt quyết định chất lượng giáo dục. Để nhiệm vụ này mang lại hiệu quả, ngành đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như: Rà soát, sắp xếp lại đội ngũ CBGV; tăng cường thăm lớp, dự giờ, viết sáng kiến kinh nghiệm, tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp, đánh giá xếp loại cán bộ quản lý; triển khai đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBGV... Ví như trong năm 2023, Sở GD&ĐT đã cử 537 lượt cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo nâng cao trình độ chuẩn, bồi dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức, hạng viên chức. Ngoài ra, ngành đã thực hiện có chất lượng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo đúng kế hoạch của Bộ GD&ĐT và được Bộ GD&ĐT đánh giá là tỉnh đi đầu cả nước trong công tác bồi dưỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý. Hiện tỷ lệ CBGV trong toàn ngành có trình độ chuẩn trở lên đạt gần 95%.

Theo ông Tạ Hồng Lựu, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT, từ việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo cũng như đầu tư CSVC trường, lớp học, toàn ngành đã tạo được bước chuyển quan trọng về chất lượng giáo dục. Minh chứng cho thấy, trong năm 2023, đoàn học sinh tỉnh Thanh Hóa tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn văn hóa đạt 61 giải (3 giải nhất, 15 giải nhì, 22 giải ba và 21 giải khuyến khích). Tại kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế học sinh Thanh Hóa đoạt 1 HCB. Đặc biệt, trong năm có 1 học sinh đoạt giải nhất cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”. Đây là năm đầu tiên Thanh Hóa có học sinh giành ngôi vị quán quân tại “đấu trường tri thức” Đường lên đỉnh Olympia. Cùng với đó, chất lượng giáo dục đại trà tiếp tục có chuyển biến tích cực. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, điểm trung bình đạt 6,47 điểm; xếp thứ 21/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 23 bậc so với năm 2020 và tăng 6 bậc so với năm 2022. Cũng trong kỳ thi này, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 99,4%; có 936 lượt học sinh đạt điểm 10 ở các môn thi và có 1 học sinh thi khối B cao điểm nhất toàn quốc (29,8 điểm).

Kết quả trên cũng minh chứng cho sự chỉ đạo và hướng đi đúng đắn của ngành cùng sự nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và học sinh toàn ngành. Đó cũng là kết quả của sự quan tâm từ phía cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân, sự phối hợp có hiệu quả của các sở, ban, ngành trong việc huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển GD&ĐT.

Bài và ảnh: P.S



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]