(Baothanhhoa.vn) - Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Bình quân hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn tạo giống cây trồng

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa có hơn 200 đơn vị tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng và khoảng 20 đơn vị ngoài tỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Bình quân hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh có nhu cầu khoảng 11.000 tấn giống lúa, 1.000 tấn giống ngô, 2.000 tấn giống lạc, 300 tấn giống đậu tương... chất lượng cao.

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong chọn tạo giống cây trồngCán bộ Trạm Quản lý Bảo vệ rừng Đồng Luật (xã Thành Mỹ, Thạch Thành) phối hợp với hộ trồng rừng phát dọn, tỉa cành diện tích keo lai nuôi cấy mô.

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, thông qua các chương trình, đề án, dự án, đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh tham gia nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất hoặc nhập nội các loại giống cây trồng phục vụ sản xuất. Hầu hết là những giống có ưu thế đã được áp dụng trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho ngành nông nghiệp.

Tỉnh Thanh Hóa xác định phát triển nông nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ cấp thiết. Giai đoạn từ 2019 đến nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã nghiên cứu, ứng dụng và xây dựng 16 quy trình công nghệ thuộc các lĩnh vực trồng trọt (3 lĩnh vực), lâm nghiệp (2 lĩnh vực), chăn nuôi (3 công nghệ), thủy sản (2 công nghệ) và công nghệ sinh học (6 công nghệ). Ngoài ra, viện đã tiếp nhận và làm chủ 4 quy trình công nghệ mới từ bên ngoài như: Công nghệ nhân nhanh Invitro Lan Kim Tuyến; công nghệ sản xuất chế phẩm Compost Maken xử lý chất thải nông nghiệp thành phân bón hữu cơ vi sinh; công nghệ sản xuất giống keo lai mô bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; công nghệ sản xuất chế phẩm Biogreen xử lý đất ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật.

Thông qua việc ứng dụng các công nghệ hiện có, Viện Nông nghiệp đã nghiên cứu, chọn tạo được 3 giống lúa mới (Sao Vàng, Việt Thanh 30, VNN10), trong đó Sao Vàng là giống lúa thuần chất lượng đã được Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) công nhận lưu hành cho vùng trung du miền núi phía Bắc; 3 giống cà chua mới (cà chua quả to VNN10, cà chua đen VNN16, cà chua bi VNN39); thực hiện điều tra, đánh giá, chọn lọc được 183 cây trội, lấy giống lâm nghiệp gồm các loại cây lâm nghiệp chủ lực gỗ lớn và các loài bản địa, quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế.

Được hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật của dự án VFBC, Ban Quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Thạch Thành đã xây dựng được nhiều mô hình nuôi cấy mô để nuôi dưỡng thành rừng gỗ lớn, nhằm nâng cao chất lượng, giá trị rừng trồng, góp phần tăng năng suất, chất lượng rừng trồng. Kết quả, từ năm 2023 đến nay, BQLRPH Thạch Thành đã hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng cây giống và đưa vào trồng được hơn 45,5ha cây keo nuôi cấy mô và trồng bạch đàn giống mới như GLGU9, GLSE9, GLU4 và Cự Vĩ DH32-29 tại các xã: Thành Mỹ, Ngọc Trạo, thị trấn Vân Du... Bên cạnh đó, BQLRPH cũng đã xây dựng thử nghiệm một số cây trồng như dổi lấy hạt ghép (diện tích 10ha), mắc ca (hơn 90ha) và một số diện tích trồng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như giáng hương, sưa, long não... bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về sản xuất giống nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa luôn tiên phong trong các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH&CN để cho ra thị trường nhiều giống cây trồng mới, cho năng suất, chất lượng cao, được Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia, được lưu hành thương mại hóa. Theo đó, công ty tích cực học hỏi, tiếp cận, hợp tác với các nhà khoa học của các đơn vị nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực giống mới, ứng dụng công nghệ sinh học phân tử chọn tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiêu biểu như giống lúa thuần Lam Sơn 8 và giống lúa thuần Thanh Hương với ưu điểm thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu tốt đối với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận, có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái từ các tỉnh phía Bắc, các tỉnh miền Trung và duyên hải Nam Trung bộ, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hằng năm, công ty cung cấp cho thị trường khoảng 100 tấn lúa giống Thanh Hương. Hiện, các giống lúa này đã được Bộ NN&PTNT công nhận chính thức là giống cây trồng mới, được lưu hành tại các tỉnh phía Bắc...

Bên cạnh đó, công ty cũng thực hiện đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm KH&CN và được Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới cho giống lúa Lam Sơn 8, giống lúa DT80, giống lúa Thuần Việt 1, giống lúa Thanh Hương... Kết quả cho thấy các giống lúa do công ty tự nghiên cứu chọn tạo cũng như các giống lúa được tiếp nhận từ các đơn vị nói trên đều là những giống có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng sinh thái và đã được Sở NN&PTNT các tỉnh đưa vào cơ cấu bộ giống lúa sản xuất hằng năm.

Viện trưởng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa Nguyễn Đình Hải cho rằng: "Tỉnh Thanh Hóa cần dành nguồn lực đáng kể cho các dự án nghiên cứu khoa học về giống cây trồng, vật nuôi mới, dự án về bảo tồn các giống cây, con bản địa; đồng thời hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học để chuyển giao công nghệ. Đặc biệt, việc liên kết với các doanh nghiệp để thúc đẩy quá trình thương mại hóa các kết quả nghiên cứu cũng cần được chú trọng. Bên cạnh đó, cần xây dựng các mô hình nông nghiệp thông minh, phát triển các trang trại sử dụng công nghệ tự động hóa, robot và trí tuệ nhân tạo trong quy trình sản xuất, giúp giảm thiểu lao động thủ công, nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững của quá trình sản xuất nông nghiệp".

Ông Hải cũng khẳng định, "Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chọn tạo giống đã giúp tạo ra các giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng vượt trội, khả năng chống chịu tốt với điều kiện thời tiết bất lợi và bệnh tật... Vì vậy, việc ứng dụng KH&CN trong nghiên cứu, chọn tạo giống cây trồng và vật nuôi sẽ là nền tảng quan trọng giúp Thanh Hóa phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại và đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế trong giai đoạn 2025-2030".

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]