Tuyên truyền Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và nhận biết bán hàng đa cấp bất chính
Sáng 6/8, Sở Công Thương phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lộc, Ủy ban MTTQ tỉnh, Công an tỉnh, Cục Quản lý thị trường tổ chức hội nghị tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp bất chính cho cán bộ, công chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc.
Toàn cảnh hội nghị.
Sau 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của các ngành, các cấp, các tầng lớp Nhân dân. Doanh nghiệp từng bước cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng dần tin tưởng vào chất lượng sản phẩm hàng Việt.
Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn còn hoài nghi về chất lượng hàng Việt, do hàng giả, hàng độc hại, không an toàn cho sức khỏe lưu hành trên thị trường vẫn còn nhiều.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Trần Đức Lương cho rằng, các nội dung được tuyên truyền tại hội nghị sẽ góp phần tạo bước chuyển mới trong nhận thức của người dân về vai trò, lợi ích, hiệu quả của việc tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đồng thời, có phương pháp tiếp cận thông tin pháp lý cập nhật về bán hàng đa cấp và bảo vệ người tiêu dùng, giúp mỗi người tự bảo vệ bản thân và góp phần thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Trần Đức Lương phát biểu tại hội nghị.
Tại hội nghị, hơn 400 cán bộ, công chức, người dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã được giới thiệu các nội dung của Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh.
Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Võ Minh Khoa trình bày các nội dung về cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Hội nghị cũng đã tuyên truyền những quy định mới của pháp luật liên quan đến hoạt động bán hàng đa cấp; cách phân biệt bán hàng đa cấp và các hình thức bán hàng khác; những hành vi lợi dụng kinh doanh đa cấp để thu lời bất chính, lừa đảo người tiêu dùng; chế tài xử phạt và trách nhiệm rủi ro pháp lý của các cá nhân khi lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia các hoạt động bán hàng đa cấp trá hình.
Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh hiện đại, mang lại hiệu quả cao ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, khi triển khai tại Việt Nam, đây lại là mô hình kinh doanh dễ bị lợi dụng, biến tướng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Thời gian qua, hoạt động bán hàng đa cấp bất chính vẫn còn diễn ra ở một số địa phương trong tỉnh, gây bức xúc trong Nhân dân.
Báo cáo viên Công an tỉnh trình bày nội dung về bán hàng đa cấp.
Nhân dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết bán hàng đa cấp biến tướng.
Thông qua hội nghị nhằm góp phần nâng cao nhận thức, huy động sự vào cuộc của các tầng lớp Nhân dân hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phát triển sản phẩm OCOP. Đồng thời, giúp người dân cập nhật kịp thời các kiến thức về kinh doanh đa cấp, nhận diện thủ đoạn kinh doanh đa cấp bất chính để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình giao dịch mua bán hàng hoá.
Chi Phạm
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:12:00
Chú trọng khai thác thị trường xuất khẩu
-
2024-12-11 16:34:00
Từ chăn kiến đến doanh thu trăm triệu
-
2024-08-06 10:01:00
Vĩnh Lộc nỗ lực về đích giải ngân vốn đầu tư công
Costa Rica trở thành quốc gia thứ 73 công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Bản tin Tài chính 6/8: Giá vàng trong nước và thế giới diễn biến ngược chiều
Thoả sức bay cùng Vietjet giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhận ngay 20kg hành lý ký gửi miễn phí
Nông dân Thanh Hóa đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững
Đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng
Điện lực Thọ Xuân thực hiện hiệu quả công tác chuyển đổi số trên các lĩnh vực
Doanh thu cán mốc kỷ lục, cổ phiếu VNM “nổi sóng”
Bản tin Tài chính 5/8: Giá vàng trong nước ổn định; Đồng USD tiếp tục rớt giá
Nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản