Tuyên ngôn độc lập và tương lai của đất nước
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Văn Ba - Nguyễn Ái Quốc sau này, đã rời Bến Nhà Rồng lên tàu Amiral Latouche Tréville đi tìm đường cứu nước. Khát vọng giải phóng dân tộc của Người đã tìm đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, và từ đó hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh với chân lý thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.
1. Ngày 2/9/1945, tại Vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước đồng bào cả nước và Nhân dân thế giới việc thủ tiêu chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam và khai sinh nước Việt Nam mới, khẳng định thắng lợi trọn vẹn của Cách mạng tháng Tám!
Tuyên ngôn độc lập đã mở ra “kỷ nguyên mới” trong lịch sử dân tộc - Kỷ nguyên “độc lập, tự do, bình đẳng và hạnh phúc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định với toàn thể nhân loại: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. Đây là một đóng góp “hết sức có ý nghĩa” của Người đối với sự phát triển của nhân loại về “quyền con người, và quyền dân tộc”!
2. Từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập đến nay, bản Tuyên ngôn bất hủ vẫn luôn mang tính thời sự sâu sắc với Việt Nam và nhân loại. Quyền các dân tộc được tự quyết và quyền con người, độc lập, chủ quyền và tự do, dân chủ, bình đẳng, hạnh phúc... vẫn đang là vấn đề thời sự mà Việt Nam và nhân loại đặc biệt quan tâm. Tuyên ngôn độc lập thực sự là “bất hủ”, “trường tồn”. Tư tưởng chủ đạo của tuyên ngôn độc lập vẫn là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong các giai đoạn cách mạng; củng cố, giữ gìn độc lập, tự do, toàn vẹn lãnh thổ và hạnh phúc!
Khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh mang giá trị toàn cầu và luôn có giá trị thời đại, hướng tới tương lai, nhân dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người (năm 2010), ông D’Orville, Phó Tổng Giám đốc UNESCO phát biểu: “Cuộc đời hoạt động chính trị của Người (Hồ Chí Minh) trước hết nhằm đấu tranh cho quyền con người và quyền các dân tộc”.
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại toàn cầu hóa, đa phương hóa; các thế lực thù địch vẫn không ngừng thực hiện âm mưu thâm độc “diễn biến hòa bình”, lợi dụng chiêu bài “nhân quyền” để tiến tới “làm thay đổi thể chế” ở Việt Nam. Tuy vậy, Hiến pháp và pháp luật Việt Nam đã đạt được những thành quả lớn lao trong việc thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và phổ biến của con người - có nhiều cống hiến trong sự nghiệp phát triển và bảo vệ quyền con người.
Tất cả các thành tựu đó đều “xuất phát từ giá trị, nhân văn cao đẹp, được kết tinh và tỏa sáng trong Tuyên ngôn độc lập” bất hủ! Vì lẽ đó mà Tuyên ngôn độc lập chính là sự hội tụ của tinh thần dân tộc và giá trị nhân văn của nhân loại!
3. Năm 2024 vừa tròn 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh, 69 năm bản Tuyên ngôn độc lập ra đời, và linh thiêng thay, đúng ngày này Bác Hồ kính yêu đã “lên đường theo tổ tiên/ Mác - Lênin thế giới người hiền...”
Trong di chúc, Người xác định: “...cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” vì “đoàn kết” chính là chìa khoá cho “đại thành công”! Hình ảnh Bác kính yêu cầm gậy chỉ huy bắt nhịp bài ca “Kết đoàn” trong Lễ mít tinh của Thủ đô chào mừng thành công Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng thật đẹp tuyệt vời và làm chúng ta xúc động đến nao lòng!
Kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thêm quyết tâm, đồng lòng, tin tưởng tiếp tục xây dựng một nước Việt Nam “hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc”.
Thạc sĩ Võ Quốc Hiển
------------------------
Tài liệu tham khảo:
Cơ sở lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. PGS, TS Nguyễn Văn Mạnh
Tuyên ngôn độc lập - văn kiện có giá trị pháp lý quốc tế. PGS, TS Bùi Bình Phong - Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng
Tuyên ngôn độc lập - giá trị dân tộc và thời đại. PGS, TS Phạm Ngọc Anh
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Công bố năm 1969
Thơ: Bác ơi - Tố Hữu (1969)
{name} - {time}
-
2024-11-23 09:27:00
Quan Sơn chú trọng công tác luân chuyển, điều động cán bộ
-
2024-11-22 17:06:00
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ thôn, tổ dân phố
-
2024-08-28 09:41:00
Thạch Thành thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân
Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”: Nhìn từ sự hài lòng của người dân
Phát huy vai trò người cao tuổi trong xây dựng hệ thống chính trị
Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên
“Thước đo” hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo
Hiệu quả từ công tác kiểm tra, giám sát ở Như Thanh
Phát triển đảng viên ở miền núi xứ Thanh
Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
Viện KSND huyện Thạch Thành nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố
Kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Bài cuối): Cuộc chiến không khoan nhượng!