Tướng Ấn Độ bác bỏ kịch bản chiến tranh hạt nhân với Pakistan
Theo RIA Novosti, Thiếu tướng về hưu Dhruv Katoch của quân đội Ấn Độ đánh giá nguy cơ xung đột Ấn Độ-Pakistan leo thang thành đối đầu hạt nhân đang bị thổi phồng và khả năng xảy ra là “không đáng kể,” do cả hai nước đều hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
Tướng Katoch nhấn mạnh: "Pakistan có thể đe dọa và phô trương, nhưng họ sẽ không đi theo con đường đó vì hậu quả sẽ dẫn đến sự hủy diệt hoàn toàn đất nước họ."
Ông Katoch cũng cho biết Ấn Độ không có ý định chia cắt Pakistan mà chỉ muốn ngăn chặn nước này sử dụng khủng bố như một công cụ chính sách.
Căng thẳng giữa hai nước bùng phát sau vụ tấn công ngày 22/4 gần thị trấn du lịch Pahalgam ở Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, khiến 26 người thiệt mạng.
Mặc dù nhóm phiến quân Resistance Front đã thừa nhận đứng sau vụ việc, Ấn Độ vẫn quy trách nhiệm cho Pakistan - cáo buộc mà Islamabad đã bác bỏ.
Trong chiến dịch Sindoor vừa qua, Ấn Độ tuyên bố đã đạt được mục tiêu tiêu diệt 9 cơ sở khủng bố bên trong Pakistan.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết đã loại bỏ 70 “phần tử khủng bố” và khẳng định không tấn công vào các cơ sở quân sự của Pakistan.
Phía Pakistan báo cáo 31 người thiệt mạng, 57 người bị thương và tuyên bố đã bắn hạ 5 máy bay chiến đấu của Ấn Độ./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-07-08 15:43:00
Vũ khí răn đe mới của Nga
-
2025-07-08 14:15:00
Anh: Tưởng niệm 20 năm vụ khủng bố tại hệ thống tàu điện ngầm và xe buýt London
-
2025-07-08 14:12:00
Thế giới oằn mình với thời tiết nắng nóng kỷ lục trong tháng 6
Bùng phát dịch sởi nghiêm trọng nhất tại Mỹ trong hơn 30 năm qua
BRICS thành lập Liên minh xóa bỏ các bệnh liên quan đến yếu tố xã hội
Đảng của Elon Musk và vai trò của các “thế lực thứ ba” trong lịch sử chính trị Mỹ
Hai tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới ký hợp đồng giá trị lớn
Lễ kỷ niệm 80 năm chiến thắng phát xít bắt đầu diễn ra trên khắp nước Nga
Ukraine sẵn sàng ngừng bắn ngay lập tức
S-400 của Ấn Độ lần đầu chiến đấu bảo vệ không phận
Đức Hồng y Robert Prevost trở thành Giáo hoàng Leo XIV
Đan Mạch triệu tập Đại sứ Mỹ vì do thám Greenland