Tục dọn dẹp nhà cửa “tống cựu nghênh tân”
Trải qua bao biến động của thời gian, các phong tục tập quán của người Việt trong dịp Tết Nguyên đán vẫn được gìn giữ. Một trong những phong tục trở thành thông lệ và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đó là dọn dẹp nhà cửa trước Tết để “tống cựu nghênh tân”.
Nhiều gia đình “tín hiệu Tết” ngập ngập tràn.
Dạo quanh phố phường những ngày cuối năm, chắc hẳn ai cũng bị cuốn theo sự hối hả, tất bật sắm sửa cho Tết Nguyên đán. Đến ngày 29 tháng Chạp, “dấu hiệu Tết” hầu hết đã xuất hiện trong các gia đình, ngôi nhà được dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp và trang trí rực rỡ với những câu đối đỏ, hoa đào, hoa mai...
Chị Hoàng Thị Phương, ở phường Ba Đình, chia sẻ: "Năm nào cũng thế, từ 23 tháng Chạp tôi bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, sắp xếp lại đồ đạc với quan niệm dọn bỏ những điều không may của năm cũ để tạo một không gian sống tươi mới, chuẩn bị đón năm mới với những điều may mắn, tài lộc hơn”.
Cùng quan điểm với chị Phương, chị Nguyễn Thị Nguyệt, ở phường Đông Vệ cho biết: "Dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết đã trở thành một thói quen của các thành viên trong gia đình tôi. Mỗi người đều mong muốn ngôi nhà của mình tươi mới để đón chào những may mắn, bình an trong năm mới. Đặc biệt, việc dọn nhà cùng nhau giúp các thành viên trong gia đình được chia sẻ và gắn kết hơn với nhau, xóa bỏ mọi muộn phiền, lo toan, chuẩn bị một tinh thần tươi mới, hân hoan để đón chào năm mới”.
Các thành viên trong gia đình cùng nhau dọn dẹp, trang trí nhà cửa.
Theo quan niệm truyền thống, Tết Nguyên đán có ý nhĩa nhân văn vô cùng sâu sắc, thể hiện sự trường tồn và khao khát của con người về sự hài hòa Thiên – Địa – Nhân. Tết Nguyên đán là cái Tết đầu tiên trong năm gắn liền với những hình ảnh hoa đào, bánh chưng xanh, câu đối đỏ và những mong muốn một khởi đầu may mắn, bình an, tốt đẹp. Đây cũng là dịp mọi người trở về nhà sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài bộn bề với bao công việc, cùng nhau “tống cựu nghênh tân”: vứt bỏ những muộn phiền, lo toan, những thứ xui xẻo, khó khăn vất vả; chuẩn bị đón những điều tươi mới, tốt đẹp trong năm mới. Bởi vậy, người Việt đều mong muốn ngôi nhà của mình được gọn gàng, sạch sẽ, thơm tho và bày biện, trang trí rực rỡ trong dịp Tết.
Đồng thời, người Việt từ bao đời nay luôn quan niệm một ngôi nhà khang trang, sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp dịp đầu năm sẽ đón được nhiều may mắn, hạnh phúc vào nhà. Và phong tục dọn dẹp nhà cửa đón Tết đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt trong dịp này.
Phong tục dọn dẹp nhà cửa thường được nhiều gia đình thực hiện sau khi làm lễ đưa ông Công ông Táo về trời. Mọi người, mọi nhà sẽ dọn dẹp gọn gàng sạch sẽ từ trong nhà ra đến ngoài cửa, nhiều ngôi nhà còn được “thay áo mới”, bàn ghế, đồ dùng trong gia đình được lau chùi, sắp xếp lại. Công việc dọn dẹp nhà cửa sẽ được kết thúc vào ngày 29-30 Tết. Đây như một bước đệm để chào đón phúc lộc, tài khí và an khang, thịnh vượng.
Ngoài ý nghĩa đó thì một ngôi nhà thơm tho, ngăn nắp và đầy đủ hơn sẽ giúp các thành viên trong gia đình được gắn kết hơn, có được tâm trạng phấn chấn, vui tươi để sẵn sàng cho những dự định, kế hoạch trong năm mới. Đồng thời, các thành viên trong gia đình cũng sẽn tự tin hơn trước những người bạn đến chơi Tết với gia đình.
Nhiều gia đình trang trí không gian Tết xưa.
Những năm gần đây, ngoài việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa bằng các cây hoa, cây cảnh thì nhiều nhà còn trang trí góc Tết xưa. Không gian Tết xưa trong những ngôi nhà hiện đại đã góp phần giáo dục các thành viên trong gia đình, đặc biệt là thế hệ trẻ những giá trị của Tết Việt. Qua đó gìn giữ và tôn vinh nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của Tết Nguyên đán.
TS. Lê Thị Thảo, Trưởng khoa Văn hóa – Thông tin, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch chia sẻ: “Dọn dẹp nhà cửa trước Tết là việc làm đánh dấu sự khác biệt về không gian sống; là dấu mốc của một chặng đường mới để đón chào may mắn, phúc lộc. Không chỉ dọn dẹp, các gia đình còn trang hoàng lại nhà cửa, tạo một không gian sống thoải mái, gợi đến những giá trị tốt đẹp nhất cho gia đình trong năm mới. Về khía cạnh tâm linh, người ta quan niệm nơi bụi bặm, tăm tối là chỗ trú ẩn của những lực lượng tà ác, do vậy, việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sáng sủa cũng là để diệt trừ những điều không may mắn của gia đình"
Ngoài tục dọn dẹp, trang hoàng lại nhà cửa trước Tết Nguyên đán thì người Việt cũng rất quan tâm dọn dẹp bày biện lại bàn thờ - “ngôi nhà của gia tiên” để đón gia tiên về ngự trong “ngôi nhà” sạch sẽ, thơm tho, gọn gàng, sum vầy đón tết cùng con cháu. Đây là việc làm tỏ lòng thành kính của con cháu đối với gia tiên - một nét văn hóa tín ngưỡng của người Việt được gìn giữ qua bao đời.
Có thể thấy, dọn dẹp nhà cửa “tống cựu nghênh tân” là một phong tục lâu đời, một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần người Việt, thể hiện nhân sinh quan của người dân và những mong muốn đơn giản, bình dị của người Việt về một cuộc sống đủ đầy, bình an, hạnh phúc. Tết Nguyên đán đã cận kề, cùng với dọn dẹp, làm mới nhà cửa, mỗi người hãy làm mới bản thân, làm mới tâm hồn, gạt bỏ những điều muộn phiền để chuẩn bị một tâm thế tươi vui, hân hoan, trải lòng cùng trời đất, hoa lá mùa xuân, đón chào những điều tốt đẹp trong năm mới Giáp Thìn 2024.
Bài và ảnh: Thùy Linh
{name} - {time}
-
2025-01-15 14:19:00
Chuyến từ thiện đầu tiên của Hoa hậu Kiều Duy tại quê nhà hậu đăng quang
-
2025-01-15 14:17:00
“Hòa nhạc ánh sáng”: Lần đầu tiên drone trình diễn trên nền nhạc sống
-
2024-02-08 08:22:00
Về Na Kha - Mùa xuân đắm chìm cùng không gian Thái
[Podcast] Tản văn: Chuyện của đào
Bỏ túi top trải nghiệm từ Bắc chí Nam dịp Tết Giáp Thìn
Tây Ninh sẽ bắn pháo hoa mừng Hội xuân núi Bà năm Giáp Thìn vào mùng 4 Tết
Cận cảnh tôn tượng Bồ Tát Di Lặc lớn bậc nhất thế giới trên núi Bà Đen, Tây Ninh
Giai phẩm xuân
Xuân xưa trong ký ức thi ca...
Để các lễ hội mùa xuân diễn ra an toàn, lành mạnh
Không để xảy ra biến tướng, lợi dụng hoạt động tâm linh trục lợi trong dịp Tết
Cặp đôi siêu giàu Ấn Độ tổ chức đám cưới tại Thị trấn Hoàng Hôn