(Baothanhhoa.vn) - Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng và dân tộc ta, đã trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. Tuy Người đã đi xa nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc. Di chúc là những lời căn dặn, là niềm tin sâu sắc của Người gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Mỗi lần đọc lại những dòng chữ chan chứa yêu thương đó, chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện tốt hơn những di nguyện của Người.

Tư tưởng đoàn kết quốc tế trong Di chúc Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ thiên tài, nhà văn hóa kiệt xuất của Đảng và dân tộc ta, đã trọn đời hy sinh cho sự nghiệp cách mạng. Tuy Người đã đi xa nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc. Di chúc là những lời căn dặn, là niềm tin sâu sắc của Người gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và các thế hệ mai sau. Mỗi lần đọc lại những dòng chữ chan chứa yêu thương đó, chúng ta như được tiếp thêm sức mạnh để thực hiện tốt hơn những di nguyện của Người.

Tư tưởng đoàn kết quốc tế trong Di chúc Hồ Chí Minh

Trong di sản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại, nội dung đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung quan trọng. Tư tưởng ấy đã được Người trình bày rất rõ trong tác phẩm Di chúc. Ở phần nói về Phong trào cộng sản thế giới, Người đã viết: “Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hòa hiện nay giữa các đảng anh em. Tôi mong rằng, Đảng ta sẽ ra sức hoạt động góp phần đắc lực vào việc khôi phục khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản có lý, có tình. Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại”.

Đoàn kết quốc tế cũng chính là nhân tố bảo đảm sự thắng lợi của công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước. Ngay từ khi tiếp cận với phong trào cách mạng thế giới, Người luôn đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ khăng khít với phong trào cách mạng thế giới và coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Vì vậy, Người đã chủ trương thực hiện đoàn kết quốc tế sâu sắc, triệt để trên nguyên tắc bình đẳng và hợp tác cùng có lợi và Người cũng mong muốn các nước, các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế phải đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau như anh em một nhà. Chính sự đoàn kết giữa các Đảng anh em là minh chứng cho sự lớn mạnh của phong trào cộng sản & công nhân quốc tế nên Người rất tự hào về sự lớn mạnh ấy.

Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, những di huấn của Người về đoàn kết quốc tế vẫn còn nguyên tính thời sự, tính khoa học và thực tiễn. Kế thừa, vận dụng sáng tạo truyền thống đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển và hoàn thiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng với phương châm: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Và ngày nay trong quan hệ ngoại giao, Việt Nam đã xây dựng một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo mà như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói đó là bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” thấm đẫm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, chính sách ngoại giao ấy đã tạo ra những bước ngoặt trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam, tạo nên vị thế, uy tín và hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế mà như cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Việt nam chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay”

Tinh thần đoàn kết quốc tế ấy đã được Đảng ủy, Ban Giám hiệu trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường, nhất là trong công tác đào tạo, bồi dưỡng quốc tế. Hiện nay trường Chính trị tỉnh đang đào tạo, bồi dưỡng các lớp TCLLCT dành cho cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng tỉnh Hủa Phăn, Nước CHDCND Lào. Từ năm 2016 đến nay, Nhà trường đã đào tạo 6 lớp với số lượng gần 300 học viên. Trong quá trình học tập, rèn luyện ở trường, Nhà trường đã xây dựng mô hình “3 vì, 4 chủ động sáng tạo, 5 đồng hành hỗ trợ” để nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong học tập của học viên, cũng như tạo sự gắn bó lâu dài, tình đoàn kết quốc tế giữa hai nước và hai dân tộc. Thực hiện phương châm “gắn lý luận với thực tiễn”, Nhà trường còn tổ chức cho học viên lớp Lào đi nghiên cứu thực tế ở trong tỉnh và ngoài tỉnh; tham quan các di tích lịch sử. Thông qua những chuyến đi thực tế ấy sẽ giúp học viên hiểu rõ hơn về lịch sử, kinh tế, văn hóa-xã hội của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Trong quá trình học tại trường, các học viên lớp Lào còn được tham gia mô hình “ngày thứ 7 kết nối” mà nhà trường tổ chức. Ngoài ra, Nhà trường còn tổ chức nhiều các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho lớp Lào như: múa lăm vông; tham gia diễn đàn “Tìm hiểu về tư tưởng đoàn kết quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; tham gia giao lưu bóng đá, bóng chuyền với các lớp TCLLCT; tham gia chương trình “Nét đẹp Tết Việt” do các lớp TCLLCT tổ chức. Đặc biệt, trong các dịp lễ, tết cổ truyền của nước Lào, Nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động theo phong tục truyền thống, tạo không khí ấm áp, gần gũi cho học viên Lào. Trong quá trình học tập, Nhà trường cũng đã cố gắng nỗ lực tạo mọi điều kiện tốt nhất để đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật dụng cần thiết nhất phục vụ học tập và sinh hoạt cho học viên Lào. Có thể nói, bằng nhiều việc làm thiết thực, các lớp học viên Lào ngày thêm yêu mến gắn bó với Nhà trường, luôn chủ động, tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện để góp phần giữ gìn, củng cố, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc Việt – Lào, giữa hai tỉnh Thanh Hóa-Hủa Phăn “mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Đã tròn 55 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, nhưng Di chúc của Người vẫn còn nguyên giá trị, chúng ta càng hiểu sâu sắc về các giá trị chứa đựng trong Di chúc của Người. Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, mỗi cán bộ, đảng viên phải không ngừng rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, không ngừng học tập, để thực sự trở thành những con người “vừa hồng vừa chuyên” để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng được giao.

ThS. Đinh Thị Bình - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa


ThS. Đinh Thị Bình - Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]