Triệu Sơn chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản
Để tránh thất thu tài nguyên và ngân sách Nhà nước, huyện Triệu Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm chấn chỉnh hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Khu vực mỏ thuộc Công ty TNHH Đầu tư xây dựng - Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Lào khai thác tại xã Hợp Thắng đang tạm dừng hoạt động.
Xã Đồng Thắng hiện có 3 mỏ đá vôi với 3 đơn vị được cấp phép và đang hoạt động khai thác, tập trung ở khu vực núi Vàng thuộc địa phận thôn Đại Đồng 3. Trước đây, công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực khai thác khoáng sản còn nhiều hạn chế nên tình trạng khai thác khoáng sản vượt trữ lượng và khai thác ngoài mốc giới vẫn còn xảy ra. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, do làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo của cấp trên, xã Đồng Thắng còn thành lập tổ kiểm tra liên ngành thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản tuân thủ, chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Khoáng sản...
Thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Sơn, trên địa bàn có 12 dự án được cấp phép khai thác khoáng sản với tổng diện tích 43,6ha. Trong đó có 3 dự án khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Đồng Thắng, 9 dự án khai thác đất làm nguyên liệu sản xuất gạch và làm vật liệu san lấp... Thời điểm này, có 5 dự án đang hoạt động (3 dự án khai thác đá và 2 dự án khai thác đất, còn lại 7 dự án (2 dự án đóng cửa do hết thời hạn giấy phép khai thác, 1 dự án đang tạm dừng hoạt động do có nhiều sai phạm, 4 dự án chưa hoạt động).
Để nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản, ngoài ban hành các văn bản chỉ đạo, huyện còn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Khoáng sản cho UBND cấp xã và các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản. Bên cạnh đó, huyện đã phối hợp với thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, lực lượng công an kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản đối với các địa phương, đơn vị đang hoạt động khai thác khoáng sản nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn... Nhìn chung, đa số các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản đã chấp hành tốt các quy định của Luật Khoáng sản. Song, vẫn còn một số doanh nghiệp cố tình vi phạm, điển hình như Công ty TNHH Đầu tư xây dựng - Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Lào, địa chỉ số 72, Tô Vĩnh Diện, thị trấn Triệu Sơn (Triệu Sơn). Doanh nghiệp này được cấp phép khai thác mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp và thu hồi đá ong phong hóa không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại tại xã Hợp Thắng với thời hạn 14 năm. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, doanh nghiệp này đã nhiều lần vi phạm. Chỉ tính từ năm 2023 đến nay, đã có 3 lần bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, với tổng số tiền 267 triệu đồng. Trong đó, huyện Triệu Sơn xử phạt 2 lần (năm 2023 và 2024, với số tiền 82 triệu đồng); UBND tỉnh xử phạt 1 lần (năm 2024, với số tiền 185 triệu đồng).
Lý giải về những sai phạm kéo dài của doanh nghiệp cũng như vai trò quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn xã, ông Đỗ Văn Mười, Chủ tịch UBND xã Hợp Thắng cho rằng, do vị trí mỏ giáp ranh với diện tích đất lâm nghiệp của các hộ dân và các hộ có nhu cầu hạ thấp độ cao nên đã thỏa thuận, tự ý cho Công ty TNHH Đầu tư xây dựng - Xuất nhập khẩu Thương mại Việt Lào khai thác trái phép. Vì vậy, khi nhận được thông tin tổ công tác đi vào, đối tượng và phương tiện đã dừng hoạt động. Làm việc thì công ty không hợp tác hoặc chối bỏ trách nhiệm gây khó khăn trong việc xử lý. Nếu bắt được quả tang, chế tài xử lý của xã chưa đủ tính răn đe, so với lợi nhuận từ các hoạt động vi phạm gây ra...
Bà Nguyễn Thị Xuân, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Triệu Sơn cho rằng, đối tượng vi phạm thường bỏ chạy để lại phương tiện. Nếu tịch thu máy móc, phải thuê kéo về, không phải thuê trông coi 24/24h. Vì vậy, các vụ vi phạm đều chỉ xử phạt ở mức vi phạm hành chính nên không đủ sức răn đe...
Cũng theo bà Xuân, huyện đã tiến hành kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu. Bên cạnh đó, ra các văn bản chỉ đạo và thành lập đoàn liên ngành, tổ công tác thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. Huyện cũng yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản nghiêm túc thực hiện các quy định đã ghi trong giấy phép và các quy định pháp luật có liên quan. Mặt khác, yêu cầu các địa phương có các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác cần nâng cao trách nhiệm quản lý Nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản theo đúng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
Bài và ảnh: Minh Lý
{name} - {time}
-
2025-01-19 06:26:00
Dự báo thời tiết Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-19 06:12:00
Dự báo thời tiết 19/1: Bắc Bộ và Thanh Hóa sáng sớm có sương mù, trời rét
-
2024-10-04 06:30:00
Dự báo thời tiết ngày 4/10: Thanh Hóa ngày nắng, nhiệt độ tăng nhẹ
Đông Sơn: Nhiều cách làm hay trong bảo vệ môi trường
Bão số 5 đã di chuyển ra ngoài Biển Đông, không có khả năng quay trở lại
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Khu vực Thanh Hoá tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh
Tăng cường quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh
Dự báo thời tiết ngày 2/10: Thanh Hoá trời chuyển mát, nhiệt độ phổ biến 19-22 độ
Cả nước xảy ra 36 trận động đất có độ lớn từ 2.5 đến 4.0 trong tháng 9
Bão Krathon đi vào Biển Đông và trở thành bão số 5 trong năm 2024
Dự báo thời tiết ngày 1/10: Không khí lạnh ảnh hưởng đến Thanh Hóa
Chủ động ứng phó với bão gần biển Đông