Tinh hoa nông nghiệp công nghệ cao
Ngày 24-8-2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2745/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (CNC) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Đây được xem là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của nền nông nghiệp trong tỉnh theo hướng CNC, bắt nhịp với xu thế phát triển nông nghiệp trong nước và thế giới.
Mô hình trồng hoa theo hướng CNC tại phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa.
Trong suốt gần một thập kỷ phát triển, sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC trên địa bàn tỉnh không chỉ dừng lại ở một vài mô hình, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, mà gần như đã trở thành phong trào tại nhiều địa phương. Trong đó, có không ít mô hình đã và đang ứng dụng những tinh hoa trong sản xuất nông nghiệp CNC của thế giới.
Đi vào hoạt động từ đầu năm 2020, khu sản xuất nông nghiệp CNC của Công ty CP Ứng dụng và Phát triển nông nghiệp CNC Điền Trạch, xã Thọ Lâm, huyện Thọ Xuân gần như tích hợp toàn bộ những thiết bị, kỹ thuật hiện đại bậc nhất trong sản xuất nông nghiệp CNC của thế giới. Theo đó, khu trồng dưa Kim Hoàng Hậu theo hướng CNC có quy mô gần 20.000m2 của công ty không chỉ có mái che, có khả năng điều chỉnh nhiệt độ, tấm trải nền và bầu đựng đất được làm bằng những nguyên liệu có khả năng khuếch tán nhiệt độ, làm mát về mùa hè và giữ ấm về mùa đông, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, mà còn được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại theo công nghệ Israel kết hợp với thiết bị cảm biến điện tử sử dụng năng lượng mặt trời. Thông qua các cảm biến, hệ thống ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới tự phân tích, đưa ra quyết định theo những lập trình được cài đặt, qua đó giúp người sử dụng có thể quản lý và vận hành theo mong muốn thông qua các thiết bị, như: Điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet. Việc ứng dụng van điện từ trong công nghệ tưới được xem là bước đột phá để hình thành nền nông nghiệp thông minh trong tương lai.
Nhờ ứng dụng công nghệ tưới 4.0 đã giúp doanh nghiệp giảm tới 90% chi phí sử dụng nhân công, diện tích trồng dưa Kim Hoàng Hậu đạt năng suất ổn định từ 27 đến 29 tấn/ha/vụ, cao hơn 5 đến 7 tấn/ha/vụ so với diện tích sản xuất CNC thông thường. Ngoài ra, do đã được lập trình sẵn, nên chỉ số cung cấp dinh dưỡng được thực hiện chính xác, vì vậy sản phẩm luôn bảo đảm được độ ngọt, giòn, mọng nước, tạo được thương hiệu riêng cho sản phẩm của công ty.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng CNC tại phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn.
Việc nuôi trồng thủy sản từ nhiều đời nay của bà con nông dân tại các xã ven biển luôn gắn liền với sự may rủi do thiên tai, dịch bệnh và vấn đề môi trường nước. Bởi vậy, việc đầu tư sản xuất của các hộ dân chẳng khác nào một canh bạc. Không để sự may rủi chi phối, những năm gần đây, nhiều hộ dân đã chủ động đầu tư triển khai thực hiện mô hình nuôi thủy sản trong bể xi măng theo hướng CNC. Thị xã Nghi Sơn là một trong những địa phương trong tỉnh tiên phong đưa mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong bể xi măng theo hướng CNC. Theo đó, từ năm 2017, mô hình bắt đầu được manh nha thực hiện tại phường Hải Hòa. Các bể nuôi được lắp đặt máy sục khí, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt, có dàn mái che bằng lưới, vào mùa nắng nóng, nhiệt độ môi trường nước sẽ được bảo đảm, tránh tình trạng sốc nhiệt khi thời tiết chuyển mùa đột ngột. Với mô hình này, người nuôi có thể dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn cho tôm, tránh bị dư thừa lãng phí ra bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước. Hạn chế dịch bệnh lây lan trong môi trường nước, mầm bệnh và tảo độc được kiểm soát dễ dàng bằng chế phẩm sinh học. Bên cạnh đó, việc quản lý ao nuôi cũng như duy trì ổn định các yếu tố môi trường, như: nhiệt độ, PH,... cũng được thực hiện dễ dàng. Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ trong ao vẫn được bảo đảm nên tôm nuôi không bị sốc nhiệt... Nhờ nuôi trong bể, việc phát hiện, xử lý dịch bệnh nhanh chóng nên có thể yên tâm kéo dài thời gian nuôi, hiệu quả kinh tế vượt trội. Với số lượng 10 bể, diện tích 360m2, người nuôi có thể thu lãi tới 600 triệu đồng/năm nuôi 3 vụ.
Nhờ những ưu điểm vượt trội, nên mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng CNC nhanh chóng được nhân rộng ra nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến nay, ở hầu hết các địa phương khu vực ven biển đều đã và đang nhân rộng mô hình này.
Phát triển nông nghiệp theo hướng CNC đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp, HTX, hộ cá thể tham gia, với hàng trăm mô hình có quy mô sản xuất lớn. Nhờ đó, tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC đạt khoảng hơn 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 500 đến 700 triệu đồng/ha/năm, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; thủy sản lợi nhuận đạt từ 2 đến 5 tỷ đồng/ha/năm. Các sản phẩm nông sản được tạo ra từ quy trình CNC đều đạt năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Bài và ảnh: Hương Thơm
{name} - {time}
-
14 phút trước
Hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững
-
1 giờ trước
Gìn giữ hồn nghề
-
01:10 15/02/2021
Xây dựng Thanh Hóa thành cực tăng trưởng mới
Vàng trong đất
Cục Hải quan Thanh Hóa: Vượt chỉ tiêu về thu ngân sách trong năm 2020
Giữ hồn cho những sản phẩm làng nghề
Sắc xuân trên những vùng kinh tế động lực
Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội
Nông nghiệp Thanh Hóa vượt khó đi lên
Bảo đảm cung ứng đủ tiền mặt phục vụ Nhân dân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu
Các cơ sở chế biến hải sản nhộn nhịp vào tết
Phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP
Địa phương
Thời tiết
- 12°C - 19°CCó mây, không mưa
- 12°C - 18°CNhiều mây, không mưa
- Lắp đặt cổng dò kim loại giá chỉ 19 triệu
- Đồng hồ garmin 265 giá tốt, sẳn hàng
- Lợi ích dùng sim Beeline
- donghodinhvigps.com
- Tham khảo ngay siêu phẩm Google Tivi Sony 4K 50 inch KD 50X75K chính hãng, chất lượng, giá tốt tại Điện Máy Đỏ