Thực hiện chính sách thuế trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu
Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa và có thư ngỏ gửi các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nông sản nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa về việc thực hiện chính sách thuế trong lĩnh vực kinh doanh nông sản nhập khẩu.
Theo quy định về thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành, đối với nông sản nhập khẩu là các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường nhập khẩu đưa vào nội địa phục vụ sản xuất kinh doanh thương mại, tiêu dùng thực hiện kê khai thuế GTGT như sau:
- Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
+ Trường hợp bán nông sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
+ Trường hợp bán nông sản nhập khẩu cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%.
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi bán nông sản nhập khẩu ở khâu kinh doanh thương mại kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát, cơ quan thuế phát hiện còn có tình trạng doanh nghiệp phát sinh trị giá nhập khẩu nông sản lớn nhưng bỏ địa chỉ kinh doanh; các DN kê khai doanh thu hàng hóa dịch vụ bán ra còn chưa tương xứng với thực tế mua vào và nhập khẩu, có hiện tượng thực hiện mua bán lòng vòng nhằm mục đích kiếm lợi phi pháp; chỉ kê khai bán ra cho đối tượng khách hàng là các DN ở khâu kinh doanh thương mại không đúng thực tế để nhằm không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT...
Việc kê khai không đầy đủ, chính xác thực tế doanh thu bán hàng nông sản nhập khẩu khi xác định nghĩa vụ thuế là hành vi vi phạm pháp luật theo quy định tại Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn số 125/2020/NĐ-CP...
Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa đề nghị các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh nông sản nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực hiện rà soát, kê khai theo đúng thực tế và quy định pháp luật hiện hành. Trường hợp Người nộp thuế không chấp hành pháp luật Thuế, cơ quan Thuế sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan (Hải quan, Quản lý thị trường...) trao đổi thông tin và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền. Nếu phát hiện Người nộp thuế vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định, trường hợp có dấu hiệu phạm tội hình sự theo Bộ Luật Hình sự, cơ quan quản lý Thuế sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra, thực hiện điều tra và xử lý.
Mọi vướng mắc, quý vị có thể liên hệ đến các bộ phận chức năng của cơ quan thuế các cấp để được hướng dẫn, giải đáp. Với mục tiêu phục vụ chuyên nghiệp hướng tới người nộp thuế, Cục thuế tỉnh Thanh Hóa sẽ tạo điều kiện thận lợi nhất để tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế.
Cục Thuế Thanh Hóa
{name} - {time}
-
2024-11-23 14:50:00
Cầu nối phát triển kinh tế và đổi mới của xã biên giới Tam Lư
-
2024-11-23 13:31:00
Quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn gắn phát triển cây dược liệu có giá trị kinh tế cao
-
2024-08-14 14:28:00
Tích cực giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất
Khó khăn trong bảo đảm hạ tầng kỹ thuật tại Khu Công nghiệp Lễ Môn
Định vị hàng hóa xứ Thanh trên thị trường (Bài 1): Tiếp cận công nghệ, đa dạng sản phẩm
Bản tin Tài chính 14/8: Giá vàng lại “phi mã”; USD bất ngờ giảm mạnh
Hội nghị kết nối doanh nghiệp Thanh Hóa với các tỉnh, thành phố phía Bắc sẽ tổ chức tại TP Thanh Hóa từ ngày 16 đến 18/8
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu hoàn thành 100% kế hoạch GPMB năm 2024
Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Vinamilk đồng hành cùng hơn 1.500 tài năng trẻ trong cuộc thi ROBOTACON WRO 2024
Vietjet – Nơi làm việc đáng mơ ước
Bản tin Tài chính 13/8: Giá vàng thế giới tăng tốc, vàng nhẫn trong nước thuận đà đi lên