Thực hiện các chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.494 người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó NCUT là người dân tộc Mông có 42 người, dân tộc Thái có 497 người, dân tộc Mường có 658 người, dân tộc Dao có 13 người, dân tộc Thổ có 31 người, dân tộc Khơ Mú có 2 người, dân tộc Hoa có 1 người... Thành phần chủ yếu là bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, khu phố; thầy mo, thầy cúng, thầy thuốc; trưởng dòng họ, cán bộ hưu trí, người sản xuất giỏi, chi hội cựu chiến binh, chi hội phụ nữ thôn, bản...
Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2023.
Những năm qua, đội ngũ NCUT trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào phát huy nội lực, tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; giữ gìn, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống về văn hóa, đạo đức, lối sống tốt đẹp của vùng DTTS, xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, các hủ tục; đảm bảo an ninh trật tự, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh hộ gia đình, góp phần XDNTM trên địa bàn vùng DTTS và miền núi. Song song với công tác phát huy vai trò của NCUT, tỉnh Thanh Hóa đang triển khai thực hiện tốt chính sách cho NCUT nhằm tiếp tục khẳng định sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với NCUT. Trong đó, thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với NCUT theo quy định. Việc tổ chức các lớp tập huấn, cung cấp thông tin, học tập kinh nghiệm cho NCUT được thực hiện với các nội dung cụ thể, đáp ứng được nhu cầu của NCUT, phù hợp tình hình thực tế của địa phương và theo quy định, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh về chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS. Các chính sách đối với NCUT đang được tỉnh Thanh Hóa thực hiện như cấp phát báo cho NCUT; NCUT được tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức; giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh...
Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch thực hiện chính sách đối với NCUT trong đồng bào DTTS theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đã thực hiện đầy đủ cấp phát báo cho 1.494 NCUT, trong đó thực hiện cấp báo của địa phương và báo của cơ quan ngôn luận thuộc cơ quan quản lý Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và công tác dân tộc. Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 1 chuyến giao lưu, học hỏi kinh nghiệm cho 40 NCUT tiêu biểu tại một số tỉnh miền Trung. Làm việc với ban dân tộc các tỉnh để trao đổi công tác chuyên môn; học tập kinh nghiệm phát huy vai trò, vị trí NCUT trong công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đến thăm các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả tại các tỉnh: Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Khánh Hòa. Bên cạnh hoạt động đưa NCUT trong vùng DTTS tỉnh Thanh Hóa tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức đón tiếp các đoàn đại biểu NCUT của các tỉnh bạn đến thăm, giao lưu học tập kinh nghiệm tại tỉnh Thanh Hóa. Tổ chức đón tiếp, tặng quà cho đoàn đại biểu NCUT, cá nhân NCUT của các huyện trong tỉnh đến thăm và làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa.
Năm 2024, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức 2 hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức cho 209 NCUT (ngành dân tộc quản lý) thuộc các huyện Thường Xuân và Thạch Thành. Các báo cáo viên của các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh như Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh truyền đạt các nội dung của hội nghị đến đội ngũ NCUT như: Tuyên truyền, phổ biến về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Đất đai; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Trẻ em; Luật Người cao tuổi... Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2025. Cung cấp thông tin thời sự các quan điểm của Đảng và Nhà nước về quốc phòng - an ninh; tình hình quốc phòng - an ninh vùng DTTS và miền núi - những điểm nóng cần quan tâm. Tuyên truyền chuyên đề về phát huy vai trò của NCUT trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chính sách dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Ở các huyện miền núi, vùng đồng bào DTTS, cấp ủy, chính quyền địa phương đã và đang phát huy vai trò của đội ngũ NCUT, triển khai đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với NCUT tại địa phương mình.
Cùng với thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với NCUT, tỉnh Thanh Hóa và các huyện miền núi, vùng đồng bào DTTS cũng chú trọng đến công tác biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến, trong đó có đội ngũ NCUT. Giai đoạn 2021-2023, trên địa bàn tỉnh có 3.899 lượt NCUT trong cộng đồng DTTS. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của NCUT, lực lượng cốt cán, biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các cá nhân điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 6/3/2023 về biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến; phát huy vai trò của NCUT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thuộc Nội dung 1, Tiểu dự án 1, Dự án 10 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã vùng DTTS và miền núi thực hiện tốt nhiệm vụ biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Phát huy vai trò của NCUT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ NCUT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi...
Giai đoạn 2024-2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát huy vai trò của đội ngũ NCUT, già làng, trưởng dòng họ, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân các DTTS trên địa bàn. Xây dựng lực lượng NCUT, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân có phẩm chất tốt, tâm huyết, trách nhiệm là cầu nối đắc lực giữa cấp ủy, chính quyền với đồng bào vùng DTTS trong việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt các chính sách biểu dương, khen thưởng, qua đó phát huy tính tiền phong, gương mẫu, sự lan tỏa ảnh hưởng của đội ngũ NCUT, già làng, trưởng thôn/bản, trưởng dòng họ, nhân sĩ, trí thức, doanh nhân các DTTS trên địa bàn nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.
Bài và ảnh: Ngọc Huấn
{name} - {time}
-
2025-01-13 14:06:00
Chốt tên các Bộ sau khi tiến hành tinh gọn, hợp nhất
-
2025-01-13 13:48:00
Tinh gọn bộ máy: Giữ nguyên tên gọi một số bộ sau hợp nhất
-
2024-12-12 15:00:00
Một số vấn đề lý luận chung về nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của cấp ủy cấp huyện
Tổng Bí thư dự kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam
Thạch Thành phát huy vai trò giám sát của HĐND trong phòng, ngừa tham nhũng, tiêu cực
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Nghi Sơn nỗ lực thu ngân sách
Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát triển (Bài cuối) - Vươn tới tầm cao mới
Nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa: Tạo vùng động lực mở cho thành phố phát triển (Bài 2) - Đồng thuận ý Đảng, lòng dân
Đổi mới, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công
Tạo sự thân thiện giữa chính quyền với người dân
Bước chuyển trong cải cách hành chính
Đảng bộ huyện Thường Xuân tăng cường công tác kiểm tra, giám sát