(Baothanhhoa.vn) - Sáng 16-9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Dự phiên thảo luận có đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Sáng 16-9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. Dự phiên thảo luận có đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới

Báo cáo tóm tắt dự thảo Nghị quyết, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết nhằm cụ thể hóa chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước.

Nghị quyết sẽ quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với các quy định của pháp luật hiện hành hoặc chưa quy định cụ thể tại các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời tăng cường phân cấp, phân quyền, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền tỉnh Thanh Hóa, đồng thời đảm bảo nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát của Quốc hội, Chính phủ, HĐND các cấp của tỉnh. Các cơ chế, chính sách đặc thù trong Nghị quyết phải bảo đảm tính tương đồng với các chính sách của một số thành phố lớn khác trong cả nước.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Toàn cảnh phiên thảo luận.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội được bố cục thành 8 Điều, trong đó quy định, tỉnh Thanh Hóa được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ các tổ chức tài chính trong nước, các tổ chức khác trong nước và từ nguồn vay nước ngoài của Chính phủ về cho tỉnh vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp. Tổng mức vay và bội chi ngân sách tỉnh hằng năm do Quốc hội quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bên cạnh đó, hằng năm ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn so với dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu để đầu tư hình thành tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được ngân sách trung ương hoàn lại thuế giá trị gia tăng) để đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hoàn thành việc di dân, tái định cư trong Khu kinh tế Nghi Sơn nhằm tạo quỹ đất sạch cho việc thu hút đầu tư các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn.

Dự thảo Nghị quyết cũng đề xuất ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh (trừ các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên họp.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định áp dụng trên địa bàn tỉnh phí, lệ phí chưa được quy định trong Danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí; điều chỉnh mức hoặc tỷ lệ thu phí, lệ phí đã được cấp có thẩm quyền quyết định đối với các loại phí, lệ phí được quy định trong danh mục phí, lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí, trừ án phí, lệ phí Tòa án. Đồng thời, ngân sách tỉnh Thanh Hóa được hưởng 100% số thu tăng thêm từ các khoản thu do việc điều chỉnh chính sách phí, lệ phí quy định để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh và không dùng để xác định số bổ sung cân đối ngân sách và số bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương cho ngân sách tỉnh.

Về định mức phân bổ chi thường xuyên, dự thảo Nghị quyết quy định tỉnh Thanh Hóa được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2022. Về quản lý đất đai, dự thảo quy định HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa từ 10 ha trở lên; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Đối với quản lý, sử dụng rừng, HĐND tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất từ 50 ha đến dưới 1.000 ha bảo đảm nguyên tắc, điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng dự phiên họp (Ảnh: Nguyễn Điệp - TTXVN)

Đối với công tác quy hoạch, trên cơ sở đồ án quy hoạch chung khu chức năng, quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân cấp cho UBND tỉnh Thanh Hóa thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ các quy hoạch trên theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Trình dự thảo để Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ hai

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường nhấn mạnh, để thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban nhất trí cần ban hành Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa nhằm góp phần tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong quá trình thu hút nguồn lực đầu tư, tăng tính “đột phá” về cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, tạo sự lan tỏa vùng, miền.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo thẩm tra.

Cho ý kiến về nội dung này, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Thanh Hóa có khát vọng, tiềm năng trở thành một cực tăng trưởng phía Bắc, thậm chí là một trong những tứ giác phát triển. Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, năm 1947 Bác Hồ đến thăm Thanh Hóa, Bác nói: “Theo tôi, tỉnh Thanh Hóa muốn trở thành một tỉnh kiểu mẫu nhất định là được vì người đông, đất rộng, của cải nhiều. Chỉ còn thiếu sự điều khiển, sắp đặt”. Năm 1960 về Thanh Hóa một lần nữa, từ thị xã Thanh Hóa đi Sầm Sơn, Bác có tặng Thanh Hóa hai câu thơ: “Tỉnh Thanh biển bạc rừng vàng/ Ruộng đồng man mác, xóm làng liên miên”, ca ngợi vẻ đẹp và tiềm năng phát triển của Thanh Hóa.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Nguyễn Điệp - TTXVN)

Chủ tịch Quốc hội cơ bản đồng tình sự cần thiết trong tờ trình của Chính phủ. Về nội dung Nghị quyết, Chủ tịch Quốc hội nêu thêm một số ý kiến để cơ quan trình và cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện, trình Quốc hội để có một Nghị quyết tốt nhất, đáp ứng cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý cũng như nhu cầu thực tiễn nêu trên. Về phạm vi, Chủ tịch Quốc hội muốn rộng hơn như trong Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng như chỉ đạo của Ban cán sự Đảng Chính phủ là xây dựng cơ chế đặc thù về đầu tư, phân cấp quản lý, tổ chức bộ máy, biên chế cho tỉnh Thanh Hóa.

Về vay nợ, Chủ tịch Quốc hội đồng ý với Chính phủ là tổng mức không quá 60% nhưng do Chính phủ phân bổ và Quốc hội quy định, tức không quá trần nợ công. Đối với bổ sung các mục tiêu, ông đồng tình để lại tăng thu từ xuất nhập khẩu cho Thanh Hóa, nhưng nên điều chỉnh, không ghi cứng là 70% là chỉ ghi không quá 70%, trong điều kiện dự toán ngân sách Trung ương không hụt thu.

Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng trân trọng cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đồng chí Chủ tịch Quốc hội đã đồng tình nhất trí cao với các nhóm chính sách Chính phủ trình về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa. “Chúng tôi rất tin tưởng nếu dự thảo Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ hai sẽ tạo ra thời cơ mới, vận hội mới để Thanh Hóa phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước”, đồng chí Đỗ Trọng Hưng khẳng định.

Tạo thuận lợi cho Thanh Hóa trong “đột phá” về cơ chế, chính sách

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng phát biểu tại phiên họp.

Tóm tắt kết luận một số nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất cho phép tỉnh Thanh Hóa vay lại với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 60% số thu ngân sách tỉnh được hưởng theo phân cấp; hằng năm ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thanh Hóa không vượt quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn (trường hợp ngân sách Trung ương không hụt thu); tỉnh Thanh Hóa được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh; cho phép áp dụng thí điểm chính sách phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh như Chính phủ trình nhưng trước khi ban hành chính sách cần đánh giá kỹ tác động, bảo đảm hiệu quả, không gây ra phản ứng tiêu cực.

HĐND tỉnh Thanh Hóa cũng được quyết định chuyển đổi mục đích đất trồng lúa, đất rừng sản xuất như Chính phủ trình nhưng phải theo trình tự do Thủ tướng Chính phủ quy định, ủy quyền; UBND tỉnh Thanh Hóa được thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ các quy hoạch trên theo trình tự, thủ tục do Thủ tướng Chính phủ quy định, ủy quyền. “Việc phân cấp các nội dung trên phải gắn với trách nhiệm cụ thể của cá nhân, tổ chức và nhất là trách nhiệm của người đứng đầu để bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, trách thất thoát, lãng phí, trục lợi”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đồng ý hiệu lực thi hành của Nghị quyết bắt đầu từ 1-1-2022; đồng thời giao các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ Nghị quyết để trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ hai dự kiến diễn ra vào tháng 10-2021.

Phương Linh


Phương Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]