Thiệu Hóa tăng cường thực hiện liên kết sản xuất nông nghiệp
Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm được xem là “chìa khóa” để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Xác định được điều đó, huyện Thiệu Hóa đã tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút doanh nghiệp (DN) thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân.
Vùng sản xuất rau màu tập trung của xã Thiệu Thành được doanh nghiệp liên kết bao tiêu sản phẩm.
Sản xuất nông nghiệp manh mún nhỏ lẻ đã bộc lộ những hạn chế nhất định, như: sản phẩm làm ra chủ yếu được bán cho các thương lái nên xảy ra tình trạng bị ép giá, thu mua không ổn định, chi phí đầu tư cơ giới hóa cao, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng... khiến người dân không thể chủ động được việc tiêu thụ sản phẩm. Trước những khó khăn đó, huyện Thiệu Hóa đã chỉ đạo các xã tích cực vận động, hướng dẫn người dân tích tụ, tập trung đất đai; bước đầu đã hình thành được các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; thực hiện liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các DN, đó là: vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vùng sản xuất rau an toàn tập trung, vùng sản xuất ớt xuất khẩu, vùng sản xuất khoai tây, vùng sản xuất ngô ngọt và ngô thương phẩm.
Bên cạnh đó, huyện tạo điều kiện thuận lợi thu hút 40 DN tham gia vào chuỗi sản xuất nông nghiệp; trong đó, có 20 DN liên kết chặt chẽ, thường xuyên với các hộ dân trên địa bàn; chủ yếu là cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm. Điển hình như: Công ty TNHH Thực phẩm công nghệ cao Tâm Phú Hưng, Công ty TNHH Giống cây trồng Trường Thành, Công ty Xuất nhập khẩu ớt Phú Sỹ, Công ty TNHH MTV bò sữa Thanh Hóa... Đến nay, tổng diện tích cây trồng liên kết bao tiêu sản phẩm trên địa bàn huyện hằng năm đạt gần 2.000ha các loại cây trồng, như: lúa, ngô, ớt, khoai tây, rau màu các loại... Thành công hơn là huyện đã xây dựng được 40 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, có sự liên kết chặt chẽ giữa “3 nhà”. Các chuỗi cung ứng rau, quả, lúa gạo, thịt gia súc, gia cầm, thủy sản... tại các xã Thiệu Giang, Thiệu Phúc, Thiệu Hợp, Thiệu Nguyên... mỗi năm đã cung ứng ra thị trường gần 40.000 tấn thực phẩm các loại, đáp ứng tốt nhu cầu của người dân trên địa bàn huyện. Trong chăn nuôi, một số trang trại cũng đã chủ động thực hiện liên kết với các DN để cung ứng vật tư đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, hình thành các chuỗi liên kết chăn nuôi lợn, gia cầm, trứng, thỏ thương phẩm...
Tại xã Thiệu Thành, HTX dịch vụ nông nghiệp Thiệu Thành được xem là “bà đỡ” trong phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. HTX đã kêu gọi, thu hút DN liên kết bao tiêu sản phẩm, tạo ra mối liên kết chặt chẽ, lâu dài, có hiệu quả giữa DN, HTX và người dân. Ông Lê Văn Phan, người dân có diện tích sản xuất lúa giống với DN, cho biết: "Khi thực hiện hợp đồng liên kết với DN, chúng tôi được hỗ trợ về vật tư nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất, DN thường xuyên cử cán bộ về cơ sở để hướng dẫn chúng tôi thực hiện nghiêm các quy trình sản xuất; áp dụng khoa học kỹ thuật trong phòng, trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, được thu mua sản phẩm đạt chất lượng theo giá đã được ký kết trong hợp đồng. Nhờ đó, từ một vài hộ dân ban đầu, đến nay, trên địa bàn xã đã có hơn 100 hộ dân tham gia liên kết sản xuất lúa giống với DN, hiệu quả kinh tế cao hơn 1,5 lần so với sản xuất lúa thương phẩm".
Thực tế sản xuất tại địa phương cho thấy, mối liên kết giữa người dân với DN đã tạo ra bước đột phá quan trọng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện; đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thiệu Hóa Trịnh Đức Hùng: Huyện đang chú trọng thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để hình thành và mở rộng diện tích sản xuất các vùng sản xuất tập trung; chú trọng đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho người dân; hỗ trợ về giống, vật tư, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chế biến. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách, quỹ đất nhằm thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp và mở rộng quy mô đầu tư sản xuất.
Bài và ảnh: Lê Ngọc
{name} - {time}
-
2024-11-21 16:44:00
Prudential và CarePlus ký kết hợp tác chiến lược, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tầm soát cho khách hàng
-
2024-11-21 15:51:00
13 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
-
2024-09-01 13:57:00
Tinh thần làm việc xuyên kỳ nghỉ lễ
Nhiều chương trình khuyến mại nhân dịp nghỉ lễ Quốc khánh
Bản tin Tài chính 1/9: Giá vàng có thể giảm trong ngắn hạn
Liên kết, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị ở miền núi gặp nhiều khó khăn
Bảo đảm phục vụ hành khách và an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt
Bản tin Tài chính ngày 31/8: Giá vàng được duy trì vùng giá cao trước kỳ nghỉ lễ
Từ 1/9, Chính phủ giảm 50% lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát tàu cá có nguy cơ vi phạm IUU
Nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Như Thanh