(Baothanhhoa.vn) - Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, Thị ủy Bỉm Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Bỉm Sơn hướng mạnh về cơ sở, nhằm đưa đồng vốn tín dụng đến người nghèo và các đối tượng chính sách theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2010 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”.

Thị xã Bỉm Sơn thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, Thị ủy Bỉm Sơn đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thị xã Bỉm Sơn hướng mạnh về cơ sở, nhằm đưa đồng vốn tín dụng đến người nghèo và các đối tượng chính sách theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2010 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”.

Thị xã Bỉm Sơn thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hộiNgười dân thực hiện các thủ tục vay vốn tín dụng chính sách xã hội tại điểm giao dịch NHCSXH phường Phú Sơn.

Để đưa đồng vốn tín dụng chính sách đến với người dân và phát huy hiệu quả trong công tác giảm nghèo ở địa phương, Ban Thường vụ Thị ủy Bỉm Sơn đã chủ động lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể chính trị các cấp phối hợp với Phòng Giao dịch NHCSXH Bỉm Sơn quán triệt, triển khai nghiêm túc, hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2010 của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội”. Thị xã cũng chú trọng tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên về vai trò, ý nghĩa của hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, XDNTM trên địa bàn. Từ đó, chủ động và có trách nhiệm trong công tác quản lý việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách.

Ban Thường vụ Thị ủy còn yêu cầu các cấp ủy, chính quyền đưa công tác tín dụng chính sách xã hội vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030. Đồng thời, tăng cường phối hợp với Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã lồng ghép nguồn vốn tín dụng chính sách với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn; phát triển giáo dục, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, chất lượng tín dụng chính sách ngày càng được nâng lên, nguồn vốn được đầu tư đúng đối tượng, phát huy hiệu quả, góp phần thực hiện tốt Chương trình Mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, XDNTM, phát triển kinh tế - xã hội gắn với chính sách an sinh trên địa bàn thị xã. Công tác phối hợp giữa Phòng Giao dịch NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội nhận vốn ủy thác ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả ngày càng được nâng cao. Hiện nay, NHCSXH thị xã đã tổ chức giao dịch tại 7/7 điểm giao dịch tại các xã, phường, nhằm giảm thời gian, chi phí đi lại và tiền bạc của Nhân dân. Mặt khác, Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã còn phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội địa phương quản lý chặt chẽ các tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn, khu phố, góp phần công khai chính sách tín dụng của Nhà nước đến các tầng lớp Nhân dân.

Cách đây khoảng 7 năm, gia đình ông Phạm Văn Điểm là một trong những hộ nghèo của khu phố 12, phường Bắc Sơn. Cuộc sống gia đình luôn thiếu trước hụt sau vì không có vốn đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Năm 2017, nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách dành cho hộ cận nghèo từ Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Bỉm Sơn, ông được vay 30 triệu đồng để giải quyết việc làm. Có vốn, ông Điểm đã mạnh dạn đầu tư cải tạo đất, trồng hơn 2.000m2 thanh long. Sản xuất hiệu quả, gia đình ông đã thoát được nghèo. Đến năm 2020, ông tiếp tục được Phòng Giao dịch NHCSXH thị xã Bỉm Sơn cho vay 50 triệu đồng theo diện hộ mới thoát nghèo. Kết hợp nguồn vốn vay của NHCSXH với vốn tích lũy của gia đình, ông tiếp tục mở rộng quy mô diện tích trồng thanh long và dứa gai. Hiện nay, gia đình ông đang trồng khoảng 9.000m2 thanh long và 2ha dứa. Theo tính toán của ông Điểm, hàng năm sau khi đã trừ đi chi phí, cây thanh long và cây dứa cho thu nhập hơn 250 triệu.

Thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội, trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn đã có 2.403 hộ dân được vay vốn tại 68 tổ tiết kiệm và vay vốn, với dự nợ đạt 164,104 tỷ đồng. Con số trên cho thấy, mô hình tổ chức, phương thức hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là một bước đổi mới của NHCSXH, phù hợp với hiện tại và tương lai, thực hiện tốt công tác “xã hội hóa hoạt động ngân hàng”.

Theo đánh giá của Thị ủy Bỉm Sơn, sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội", đã làm chuyển biến một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Hiện nay, hoạt động tín dụng chính sách đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tính đến cuối tháng 4/2024, tổng dư nợ tại Phòng Giao dịch NHCSXH Bỉm Sơn đạt 164,722 tỷ đồng, tăng 90,199 tỷ đồng so với thời điểm Chỉ thị số 40-CT/TW mới triển khai, với 2.403 hộ dân được vay vốn, đạt tốc độ tăng trưởng 121%.

Nhờ hoạt động tín dụng chính sách, trong 10 năm qua trên địa bàn thị xã đã có 472 hộ dân thoát nghèo; 599 hộ nghèo có sự cải thiện về đời sống; khoảng 5.000 hộ dân có sự chuyển biến nhận thức và cách làm ăn. Cùng với đó, toàn thị xã có 3.990 lao động được tạo việc làm mới nhờ vốn vay các chương trình tín dụng của NHCSXH; 463 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn phục vụ việc học tập; 3.380 công trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn được xây dựng và cải tạo; có 35 ngôi nhà của hộ nghèo được xây dựng mới. Chất lượng tín dụng chính sách xã hội được nâng cao đã góp phần tích cực vào kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo trong thị xã từ 2,65% vào năm 2014, xuống còn 0,92% tính đến cuối năm 2023. Đó là nền tảng vững chắc để kinh tế - xã hội của thị xã phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 đạt 10,71%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện, với thu nhập bình quân đạt 70,9 triệu đồng/người/năm.

Bài và ảnh: Trần Thanh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]