Trong bối cảnh thời hạn chót Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit , sắp đến gần, người tiêu dùng Anh trong tháng Hai vừa qua đã "thắt chặt" hầu bao, chú trọng vào mua thực phẩm, trong đó có thực phẩm dự trữ, hơn là mua các mặt hàng không thiết yếu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vấn đề Brexit: Người Anh giảm chi tiêu, tăng tích trữ thực phẩm

Trong bối cảnh thời hạn chót Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit , sắp đến gần, người tiêu dùng Anh trong tháng Hai vừa qua đã "thắt chặt" hầu bao, chú trọng vào mua thực phẩm, trong đó có thực phẩm dự trữ, hơn là mua các mặt hàng không thiết yếu.

Vấn đề Brexit: Người Anh giảm chi tiêu, tăng tích trữ thực phẩmNgười dân mua sắm tại siêu thị Sainsbury ở Stockport của Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Đó là kết quả khảo sát do Hiệp hội bán lẻ Anh quốc (BRC) và công ty Barclaycard tiến hành và công bố ngày 5/3.

Theo số liệu của Hiệp hội bán lẻ Anh quốc, tổng doanh số tiêu thụ tại Anh trong tháng Hai vừa qua chỉ tăng 0,5%, giảm mạnh so với mức tăng 2,2% trong tháng trước đó.

Trong khoảng phần lớn thời gian kể từ khi cuộc trưng cầu dân ý về Brexit được thực hiện ở Anh từ năm 2016 đến nay, sức mua mạnh mẽ trước đây của người dân Anh đã giảm mạnh và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng hiện gần ở mức thấp trong 5 năm trong bối cảnh sắp đến ngày 29/3 tới, thời hạn chót Anh phải rời Brexit.

Trong khi đó, công ty thẻ tín dụng Barclaycad cho biết lòng tin của người tiêu dùng Anh trong tháng Hai vừa qua chỉ tăng 1,2%, mức tăng thấp nhất kể từ khi công ty này bắt đầu tiến hành công tác đánh giá mức chi tiêu bằng thẻ tín dụng vào năm 2015.

Theo Barclaycard, chi tiêu vào quán bar, nhà hàng tại Anh từng tăng trưởng trước đây, đã giảm trong tháng Hai vừa qua.

Một số nhà bán lẻ cũng đưa ra những khuyến cáo về lợi nhuận giảm, trong đó có tập đoàn Debenhams, từng là cửa hàng bách hóa lớn nhất Anh.

John Lewis - hãng bán lẻ lớn duy nhất tại Anh cập nhật mức tiêu thụ theo tuần, cho biết doanh thu của hãng tại các cửa hàng bách hóa đã giảm 3,9% trong 4 tuần tới ngày 23/2 vừa qua.

Giám đốc điều hành BRC Helen Dickinson, nhận định: "Tình hình bất ổn đang bao trùm tại Anh do nước này sắp rời EU đã tác động tới chi tiêu của người tiêu dùng. Trong khi thu nhập thực bắt đầu tăng trong năm qua, người tiêu dùng vẫn "không sẵn lòng" chi tiêu trong tháng Hai năm nay, làm giảm tốc độ tăng trưởng."

Các cuộc khảo sát cũng cho thấy người tiêu dùng giảm mua các mặt hàng không thiết yếu.

Hãng Barclaycard cho biết 18% số người được hỏi trong cuộc thăm dò của hãng cho biết họ đã bắt đầu tích trữ thực phẩm và đồ gia dụng thiết yếu trong trường hợp "khan hàng" sau khi Anh rời EU.

Các siêu thị tại Anh cũng đang tích trữ thực phẩm có thể giữ trong một thời gian dài hơn, như đồ hộp, các đồ khô như mỳ ống, nước đóng chai và dầu ôliu.

Theo Giám đốc Barclaycard Esma Harwood, bất ổn liên quan tới Brexit đường như là động lực dẫn tới sự thay đổi trong hành vi mua sắm này, do người Anh lo lắng về khả năng tăng giá và giảm mua những mặt hàng không thiết yếu, thậm chí một số người còn tích trữ đồ dùng hàng ngày.

Trong khi đó, nhóm nghiên cứu thị trường Kantar cũng cho biết cứ trong 10 người đi mua hàng, có một người cho biết họ tích trữ thực phẩm cần thiết.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]