Ngày 21/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi sự hợp tác của các nước trên toàn thế giới nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tổng thống Mỹ kêu gọi hợp tác nhằm giải quyết các mối đe dọa toàn cầu

Ngày 21/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi sự hợp tác của các nước trên toàn thế giới nhằm đối phó với những thách thức toàn cầu cấp bách như đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu cũng như các vấn đề khác.

Tổng thống Mỹ kêu gọi hợp tác nhằm giải quyết các mối đe dọa toàn cầuTổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại phiên họp chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc khoá 76 ở New York, ngày 21/9. (Ảnh: THX/TTXVN)

Trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị là Tổng thống Mỹ tại phiên họp chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Joe Biden khẳng định thế giới đang ở thời điểm sẽ quyết định tương lai của tất cả các quốc gia.

Ông Biden cho biết “đây là sự lựa chọn rõ ràng và cấp bách mà chúng ta phải đối mặt khi bắt đầu một thập kỷ quyết định đối với thế giới của chúng ta. Một thập kỷ sẽ quyết định tương lai của chúng ta theo đúng nghĩa đen. Việc liệu chúng ta có lựa chọn chiến đấu vì tương lai chung hay không sẽ ảnh hưởng lớn tới các thế hệ sau.”

Trong bài phát biểu, Tổng thống Joe Biden cũng đề cập tới những nỗ lực của ông trong việc xây dựng lại các liên minh và gia hạn cam kết với các tổ chức đa phương, đồng thời cho biết việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan là một bước ngoặt sang một chương mới của “ngoại giao không ngừng.”

Đây là một bước đi cần thiết để điều chỉnh chính sách của Washington với sự tập trung dành nguồn lực cho các thách thức quyết định tới tương lai, như chấm dứt đại dịch, giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, quản lý sự thay đổi trong động lực quyền lực toàn cầu, định hình vai trò của thế giới trong các vấn đề quan trọng như thương mại, mạng và các công nghệ mới nổi, và đối mặt với mối đe dọa khủng bố như ngày nay.

Liên quan đến cuộc chiến chống dịch COVID-19 trên thế giới, ông Biden cũng kêu gọi hành động động chung nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 khiến hơn 4,7 triệu người trên toàn cầu thiệt mạng.

Đây chính là một thách thức cấp bách không thể giải quyết bằng lực lượng quân sự bởi “bom và đạn không thể chống lại COVID-19 hoặc các biến thể trong tương lai của nó.”

Để chống lại đại dịch này, cần có một hành động tập thể một cách khoa học và ý chí chính trị. Tổng thống Mỹ cho biết sẽ sớm công bố các cam kết mới nhằm đẩy mạnh nỗ lực này khi Washington chủ trì hội nghị thượng đỉnh bàn về đại dịch COVID-19 trong ngày 22/9, đồng thời nhấn mạnh cam kết này nhằm “thúc đẩy cuộc chiến chống COVID-19 và tập trung vào các mục tiêu cụ thể trong 3 thách thức chính: Cứu sống con người, tiêm chủng cho thế giới và trở lại mạnh mẽ hơn.”

Tổng thống Biden cũng cho biết Mỹ sẽ gia tăng các cam kết đối với các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và ông sẽ làm việc với Quốc hội Mỹ để tăng gấp đôi các nguồn tài chính công quốc tế nhằm giúp các nước đang phát triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và cũng cam kết sẽ hỗ trợ 10 tỷ USD cho các nỗ lực xóa đói nghèo và đầu tư vào các hệ thống lương thực thực phẩm ở trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, trong bài phát biểu, Tổng thống Joe Bide cũng gửi đi thông điệp rằng đây là thời đại “cạnh tranh mạnh mẽ với các cường quốc, nhưng không phải là một cuộc Chiến tranh Lạnh mới,” đồng thời nhấn mạnh Mỹ sẵn sàng làm việc với bất kỳ quốc gia nào ủng hộ và theo đuổi biện pháp hòa bình trước những thách thức chung cho dù có bất đồng gay gắt trong các lĩnh vực khác.

Tổng thống Biden cũng tuyên bố Washington sẵn sàng quay trở lại tham gia “hoàn toàn” thỏa thuận hạt nhân Iran nếu Tehran hành động tương tự và Mỹ hiện đang “làm việc” cùng Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Đức để can dự với Iran về mặt ngoại giao và tìm cách quay lại thỏa thuận hạt nhân 2015, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) mà Mỹ rút khỏi năm 2018 dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump.

Bài phát biểu tại khóa họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc là cơ hội lớn nhất cho tới nay để Tổng thống Biden đề cập về định hướng chính sách đối ngoại của Mỹ trong bối cảnh có nhiều chỉ trích liên quan đến cách thức rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan, cũng như cho các nhà lãnh đạo thế giới thấy được sự khác biệt rõ ràng trong chính sách đối ngoại của ông với người tiền nhiệm Donald Trump.

Đó chính là sự tham gia trở lại của Mỹ với các tổ chức đa phương và các cam kết quốc tế nhằm thúc đẩy hành động toàn cầu đối với các thách thức chung./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]