Đức đang nỗ lực mở lại cơ quan đại diện ngoại giao của nước này tại thủ đô Taliban của Afghanistan ngay cả khi lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền, trong điều kiện cho phép.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tình hình Afghsnitan: Đức muốn mở lại Đại sứ quán ở Kabul

Đức đang nỗ lực mở lại cơ quan đại diện ngoại giao của nước này tại thủ đô Taliban của Afghanistan ngay cả khi lực lượng Hồi giáo Taliban lên nắm quyền, trong điều kiện cho phép.

Tình hình Afghsnitan: Đức muốn mở lại Đại sứ quán ở Kabul

Phát biểu ngày 31/8 khi ở thăm Qatar, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas nêu rõ: “Nếu tình hình chính trị và điều kiện an ninh cho phép, Đức vẫn muốn mở lại Đại sứ quán của mình ở Kabul.”

Đức hiện đang liên hệ chặt chẽ trước hết với các đối tác ở châu Âu về vấn đề này. Ngoại trưởng Maas nhấn mạnh rằng Đức đang rất cần sự hiện diện ngoại giao, bởi nước này có nhiều vấn đề cần giải quyết ở Afghanistan, trong đó có nỗ lực đưa những nhân viên từng làm việc cho quân đội cũng như Chính phủ Đức ra khỏi quốc gia Tây Nam Á này.

Nhà ngoại giao Đức nhấn mạnh, việc mở lại Đại sứ quán Đức ở Kabul sẽ phụ thuộc vào chính sách cụ thể của Taliban và vào tình hình an ninh thực địa.

Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul, Chính phủ Đức đã đóng cửa đại sứ quán ở Kabul và đưa tất cả nhân viên ngoại giao rời khỏi Afghanistan.

Nhà ngoại giao Đức Markus Potzel đang đàm phán với Taliban ở thủ đô Doha của Qatar về việc đưa những người cần được bảo vệ ra khỏi Afghsnitan.

Phát biểu tối 31/8 trên kênh ZDF, Ngoại trưởng Maas bày tỏ lạc quan về việc có thể đạt giải pháp cho những người Đức còn mắc kẹt tại Afghanistan cũng như nhân viên bản địa từng hỗ trợ Đức rời khỏi nước này.

Theo ông Maas, Taliban đã đồng ý để các trường hợp này rời khỏi đất nước và họ cũng mong muốn có sự hỗ trợ quốc tế, chẳng hạn như việc vận hành sân bay Kabul. Ông cho biết số người Đức vẫn còn ở Afghanistan vào khoảng 300 người.

Trong một cuộc họp đặc biệt của Liên minh châu Âu (EU) về tình hình Afghanistan , Bộ trưởng Nội vụ liên bang Đức Horst Seehofer đã lên tiếng phản đối các phương án dự phòng cụ thể cho những người cần được bảo vệ.

Theo Thủ tướng Đức Angela Merkel, nước này có thể sẽ tiếp nhận tới 40.000 cựu nhân viên của các văn phòng Đức ở Afghanistan đang chờ lên đường sang Đức. Bà nhấn mạnh sẽ có khoảng từ “10.000-40.000 người” có thể được đưa đến Đức, bao gồm các nhân viên địa phương (và thân nhân) từng làm việc cho Đức.

Thủ tướng Merkel cũng cho biết bà đang thảo luận với một số đối tác châu Âu về khả năng đẩy mạnh sự hiện diện tạm thời ở Kabul hoặc khu vực để có thể thiết lập đối thoại với Taliban.

Cùng ngày, người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết nước này đang đàm phán trực tiếp với Taliban về việc đảm bảo một hành lang an toàn để các công dân Anh và người Afghanistan từng làm việc cho Anh rút khởi Afghanistan.

Người phát ngôn Chính phủ Anh cho biết đại diện đặc biệt của Thủ tướng Boris Johnson phụ trách vấn đề chuyển tiếp tại Afghanistan - ông Simon Gass- đã tới thủ đô Doha của Qatar để gặp các đại diện của Taliban để thảo luận về vấn đề này.

Chiến dịch sơ tán công dân của Anh đã kết thúc hôm 28/8, sau khi đưa hơn 15.000 người rời khỏi Afghanistan trong vòng 2 tuần kể từ khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát quốc gia Tây Nam Á này./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]