Đã 9 năm đã trôi qua kể từ khi người dân vùng Đông Bắc Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất-sóng thần kéo theo sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thảm họa ở Fukushima: “Tinh thần thép”của người dân Nhật Bản

Đã 9 năm đã trôi qua kể từ khi người dân vùng Đông Bắc Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất-sóng thần kéo theo sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1.

Thảm họa ở Fukushima: “Tinh thần thép ”của người dân Nhật Bản

Hình ảnh Nhật Bản hứng chịu thảm họa động đất-sóng thần. (Nguồn: Getty Images)

Cứ ngỡ sau thảm họa động đất sóng thần trên, mọi thứ ở Fukushima sẽ chìm trong “biển chết,” nhưng điều đó đã không xảy ra. Người dân Nhật Bản, với “tinh thần thép” đã làm hồi sinh mạnh mẽ vùng đất này.

Thiên tai ám ảnh 9 năm về trước

Ngày 11/3/2011, cách đây 9 năm, một trận động đất cực mạnh gây ra sóng thần đã quét qua Nhật Bản. Nhưng đó chỉ là sự bắt đầu của một bi kịch lớn - thảm họa hạt nhân Fukushima.

Trận động đất kèm theo sóng thần mạnh 9 độ xảy ra vào khoảng 14 giờ 46 phút (giờ địa phương) ngày 11/3/2011 và kéo dài trong nhiều phút.

Trận động đất kèm theo sóng thần này đã tàn phá nặng nề 3 tỉnh Đông Bắc Nhật Bản là Iwate, Fukushima và Miyagi, khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và mất tích, cùng nhiều nhà cửa bị hư hại.

Hai ngành kinh tế quan trọng của khu vực này là thủy sản và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 300 tỷ USD.

Nghiêm trọng hơn là trận động đất, sóng thần này còn gây ra sự cố nóng chảy lõi hạt nhân lò phản ứng số 1, 2 và 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, làm 1 triệu tấn nước nhiễm phóng xạ, lượng tia phóng xạ phát ra hơn 50 km, khiến 470.000 người dân trở thành vô gia cư và hàng loạt những hệ lụy khác.

Đây được coi là sự cố hạt nhân lớn nhất của thế giới kể từ sau khi một lò phản ứng phát nổ tại nhà máy điện Chernobyl ở Ukraine năm 1986.

Thảm họa ở Fukushima: “Tinh thần thép ”của người dân Nhật BảnTrận động đất, sóng thần này còn gây ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. (Nguồn: natureworldnews)

Với những mất mát đó, thảm họa năm 2011 đã đi vào ký ức người dân Nhật Bản như một trong những thiên tai ám ảnh nhất trong vòng hơn 140 năm trở lại đây, đẩy đất nước Mặt trời mọc vào cuộc khủng khoảng tội tệ nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Nỗ lực mạnh mẽ của người dân Nhật Bản

9 năm sau thảm họa kép động đất và sóng thần, chính phủ và người dân Nhật Bản vẫn đang nỗ lực tái thiết và xây dựng lại từ những đống hoang tàn đổ nát.

Sau thảm họa, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phân bổ ngân sách 25.000 tỷ yen (tương đương 250 tỷ USD) cho kế hoạch tái thiết 5 năm ở các vùng trung tâm thảm họa.

Để hỗ trợ quá trình hồi phục của các doanh nghiệp nhỏ ở các vùng bị sóng thần, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết thành từng liên doanh.

Theo chương trình hỗ trợ này, 4 công ty đóng tàu tại Kesenuma ở tỉnh Miyaghi đã lập công ty mới với tên gọi Mirai Ships INC vào tháng 5-2015.

Mirai Ships INC đã chi tổng cộng 10,5 tỷ Yen để mở xưởng đóng tàu mới. 4 công ty chế biến thủy sản lớn hàng đầu tại Otsuchi thuộc tỉnh Iwate là Hara Sengyoten, Urata Shoten, Nakashoku và Shozushima Fishery cũng đã xây dựng lại cơ nghiệp.

Với quan điểm “Otsuchi không thể thiếu ngành thủy sản”, 4 doanh nghiệp này đã liên kết với nhau kêu gọi cả nước hỗ trợ phục hồi ngành kinh tế quan trọng của địa phương. Liên doanh mang tên “Tachiagare-Domannaka” đã ra đời vào tháng 8/2011...

Tại thành phố Miyako thuộc tỉnh Iwate, chương trình phục hồi với 3 trụ cột chính gồm ổn định cuộc sống cho người dân, tái thiết kinh tế và tái thiết các cộng đồng an toàn cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Còn tại Fukushima, với những cố gắng không mệt mỏi suốt những năm qua, hình ảnh một Fukushima hoang vắng đang nhường chỗ cho một Fukushima mới đang hồi sinh mạnh mẽ.

Nếu như những khu phố gần sát nhà máy điện Fukushima Daiichi vẫn đang mắc kẹt theo thời gian với những ngôi nhà xuống cấp, thì ở những khu phố xa hơn một chút, dấu hiệu của sự hồi sinh đã rõ rệt.

Các cửa hiệu, nhà hàng và các tòa nhà công cộng phục vụ cho số lượng nhỏ những người quyết định trở lại thành phố. Dịch vụ đường sắt đang được khôi phục và các tuyến đường đã được mở lại.

Lễ rước đuốc tiếp sức cho Thế vận hội Tokyo 2020 nếu được diễn ra sẽ bắt đầu từ ngôi làng J, nơi từng là trung tâm ứng phó với thảm họa kép động đất, sóng thần và thảm họa hạt nhân, giờ đã được khôi phục lại vai trò trước đây là một tổ hợp đào tạo bóng đá.

Đặc biệt, mảnh đất Fukushima hiện nay đang được tái sinh để trở thành một trung tâm năng lượng mặt trời và gió.

Chính phủ Nhật Bản đã có kế hoạch dùng 2,75 tỷ USD xây dựng 11 trạm sản xuất điện mặt trời, 10 trạm turbine gió và mọi thứ sẽ được xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp không còn khai thác được nữa do nhiễm phóng xạ, cũng như những vùng đồi núi ít người sinh sống.

Dự kiến dự án này sẽ tạo ra 600 megawatt điện, khoảng 2/3 công suất nhà máy điện hạt nhân Fukushima I sản xuất trước khi thảm họa năm 2011 xảy ra.

Điện sản xuất bằng năng lượng tái tạo này sẽ được chuyển về phục vụ cho khu vực thủ đô Tokyo.

Để truyền tải điện từ Fukushima về Tokyo, Công ty Điện lực Toky (TEPCO) sẽ xây dựng một hệ thống đường dây 80km, dự kiến tiêu tốn 29 tỷ Yên, khoảng 266 triệu USD. Khoản chi phí này cũng nằm trong gói chi phí 2,75 tỷ USD kể trên.

Thảm họa ở Fukushima: “Tinh thần thép ”của người dân Nhật Bản(Nguồn: nikkei)

Vẫn còn khó khăn

Mặc dù sau 9 năm xảy ra sự cố, chính phủ Nhật Bản hiện đã dỡ bỏ lệnh sơ tán đối với nhiều khu dân cứ bị ảnh hưởng, ngoại trừ một số khu vực vẫn còn nồng độ phóng xạ cao. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng đang khuyến khích người dân quay trở về nhà, song không thể phủ nhận sự hồi sinh ở Fukushima vẫn còn khá khiêm tốn.

Tại nhiều khu vực được chính quyền thông báo an toàn cho sinh hoạt của con người, nhiều cư dân vẫn quyết định tránh xa và không quay lại do lo sợ nhiễm phóng xạ, đặc biệt với trẻ con, và lo ngại thiếu các cơ sở y tế cũng như các cơ sở hạ tầng xã hội khác.

Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản, chỉ có 23% số người sống tại những khu vực ngoài khu vực bị hạn chế sau thảm họa trở lại sinh sống.Các công nhân tại nhà máy điện Fukushima Daiichi vẫn đang chiến đấu với một số lượng lớn nước phóng xạ, trong khi quá trình ngừng hoạt động của nhà máy này dự kiến phải kéo dài ít nhất 4 thập kỷ.

Việc ngừng hoạt động nhà máy hạt nhân Fukushima do Tập đoàn điện lực Tokyo điều hành phải mất nhiều thập kỷ.

Theo lộ trình ngừng hoạt động, chính phủ Nhật sẽ quyết định việc làm thế nào để rút hết nhiên liệu từ ba lò hạt nhân bị rò rỉ phóng xạ vào năm tài khóa tới, bắt đầu từ tháng 4-2019. Công việc hủy bỏ thực sự sẽ được bắt đầu vào năm 2021.

Tuy nhiên, có một thực tế khó khăn là kể từ sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011, hiện còn hơn 4.700 thanh nhiên liệu vẫn đang nằm trong 3 lò phản ứng bị nóng chảy và hai lò phản ứng khác còn sót lại tại nhà máy hạt nhân Fukushima.

Đây là những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi nếu xảy ra một thảm họa khác, các thanh này có thể nóng chảy và giải phóng lượng lớn phóng xạ.

Hồi tháng 12-2019, Nhật Bản đã điều chỉnh lộ trình làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukushima tuy nhiên vẫn giữ nguyên khung thời gian thực hiện dự kiến kéo dài từ 30-40 năm kể từ năm 2011.

Ước tính chi phí làm sạch nhà máy Fukushima có thể lên tới 8.000 tỷ Yên (73 tỷ USD), cộng với chi phí đền bù, làm sạch các khu vực xung quanh có thể lên tới 22.000 tỷ yen (200 tỷ USD).

Nhật Bản cũng cần khoảng 10.000 công nhân mỗi năm trong những năm tới để thực hiện những công việc này và 1/3 trong số này sẽ phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với nước nhiễm phóng xạ.

Ngoài ra, theo đài NHK, nhiều vấn đề vẫn còn tồn đọng tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất, sóng thần, trong đó có việc dân số bị giảm và người già sống cô độc.

Đến nay, ô nhiễm phóng xạ vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới các sản phẩm thực phẩm địa phương dù nó đã giảm dần theo thời gian. Nhiều thị trấn tuy đã được dỡ bỏ lệnh sơ tán song người dân vẫn chưa thể trở về ngay lúc này vì thiếu nước sạch và các cơ sở hạ tầng khác...

Bên cạnh những tác động trực tiếp của phóng xạ, những tổn thương tinh thần sau thảm họa và sự căng thẳng khi phải liên tục chuyển nhà đã làm người dân ở Fukushima gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như rối loạn tâm thần, tiểu đường, cao huyết áp...

Trong suốt 9 năm kể từ sau thảm họa động đất, sóng thần kinh hoàng, cứ vào dịp ngày 11/3 hàng năm, chính phủ và người dân Nhật Bản đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số của thảm họa.

Tuy nhiên năm nay, trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp, chính phủ Nhật Bản ngày 6/3/2020 đã quyết định hủy lễ tưởng niệm thường niên ngày xảy ra thảm họa động đất, sóng thần nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan.

Thay vào đó, chính phủ và người dân Nhật Bản sẽ dành 1 phút mặc niệm vào lúc 14 giờ 46 phút chiều ngày 11-3 tới để tưởng nhớ các nạn nhân xấu số của thảm họa cách đây 9 năm.

Theo Kyodo



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]