Lập trường của Iran về vấn đề thỏa thuận hạt nhân và việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sẽ không thay đổi khi chuyển giao sang chính quyền mới. Đây là tuyên bố do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đưa ra ngày 6/7.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tân Chính phủ Iran kiên định đối với lập trường về thỏa thuận hạt nhân

Lập trường của Iran về vấn đề thỏa thuận hạt nhân và việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sẽ không thay đổi khi chuyển giao sang chính quyền mới. Đây là tuyên bố do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh đưa ra ngày 6/7.

Tân Chính phủ Iran kiên định đối với lập trường về thỏa thuận hạt nhânNgười phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh tại cuộc họp báo ở Tehran, Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)

Phát biểu họp báo hàng tuần, người phát ngôn Khatibzadeh nêu rõ chính phủ của Tổng thống đắc cử Ebrahim Raisi cũng sẽ tiếp tục nỗ lực vì thỏa thuận tiềm năng này do việc tôn trọng các nghĩa vụ và cam kết luôn là nguyên tắc của Tehran.

Ông Khatibzadeh cho biết đã có tiến triển tại các cuộc đàm phán hạt nhân tại Vienna (Áo) và điều này đã được tất cả các bên tham gia đàm phán công nhận.

Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran nhấn mạnh vẫn còn những vấn đề quan trọng cần được các bên khác quyết định, đặc biệt là Mỹ, khi mà việc hoàn tất thỏa thuận về khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 “dựa trên ý chí chính trị và những quyết định cứng rắn của các bên tham gia.”

Ông Khatibzadeh cảnh báo Iran sẽ không đưa ra thời hạn chót cho việc đạt một thỏa thuận và Tehran cũng không vội vàng đạt một thỏa thuận, “song sẽ không cho phép đàm phán bị xói mòn.”

Hồi năm 2015, Iran và Nhóm P5+1 đã ký thỏa thuận hạt nhân có tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

JCPOA quy định Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhânTuy nhiên, kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt trừng phạt Iran năm 2018, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận.

Cho đến nay, Iran đã làm giàu urani lên tới độ tinh khiết 60%. Sau khi nhậm chức tháng Một vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết Mỹ tham gia trở lại thỏa thuận JCPOA và Washington cho rằng Tehran cũng muốn như vậy.

Kể từ khi nối lại đàm phán vào tháng Tư tại Vienna, Iran và các bên còn lại tham gia JCPOA đã tiến hành 6 vòng đàm phán.

Theo một số nguồn tin, các bên hiện còn bất đồng về những vấn đề trọng tâm, như các bước Tehran cần thực hiện để trở lại tuân thủ thỏa thuận, cũng như các bước nới lỏng trừng phạt mà Washington có thể thực hiện đối với Tehran và các hành động cụ thể phải thực hiện nếu đạt được thỏa thuận.

Cùng ngày, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran dẫn lời người phát ngôn chính phủ Ali Rabiei cho hay một âm mưu phá hoại nhằm vào Cơ quan năng lượng hạt nhân Iran vào ngày 23/6 chỉ gây ra hư hỏng nhẹ cho tòa nhà, không gây nguy hại đến thiết bị.

Trong cuộc họp báo diễn ra cùng ngày, ông Rabiei cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy một phần mái của tòa nhà của cơ quan trên bị hư hỏng.

Ông cho biết lực lượng chức năng Iran đã kịp thời ngăn chặn âm mưu tấn công trên đồng thời cho rằng Israel đứng đằng sau vụ tấn công nhằm làm chệch hướng cuộc đàm phán hạt nhân giữa quốc gia Hồi giáo này với các bên tham gia JCPOA.

Phía Israel chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Hồi tháng Tư, cơ sở hạt nhân ngầm của Iran là Natanz bị mất điện, khiến một số máy ly tâm bị hỏng. Iran mô tả vụ mất điện này là khủng bố./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]