Ngày 2/6, Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 bắt đầu ngày họp chính thức đầu tiên với các nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định khu vực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Shangri-La 2018: Biển Đông và Triều Tiên làm nóng chương trình nghị sự

Ngày 2/6, Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 bắt đầu ngày họp chính thức đầu tiên với các nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình, ổn định khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Tình hình trên bán đảo Triều Tiên và vấn đề Biển Đông làm nóng chương trình nghị sự của phiên thảo luận sáng nay. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự các phiên thảo luận.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã đề cập tầm nhìn cũng như những biện pháp của Mỹ đảm bảo một khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương cởi mở và tự do. Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ một lần nữa khẳng định giá trị của khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương đối với không chỉ an ninh, ổn định của Mỹ mà còn nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Mỹ tiếp tục cam kết với tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương, với việc tăng cường hợp tác với trụ cột ASEAN, Ấn Độ để xây dựng một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và thịnh vượng cho tất cả.

Để thực hiện tầm nhìn này, Mỹ đã có những chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng rõ ràng, dựa trên nguyên tắc hợp tác với các đồng minh, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN, hợp tác với Trung Quốc, tìm kiếm cơ hội với các đối tác mới cũng như các cơ chế sẵn có trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng nêu một số chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương.

Trước tiên đó là tập trung vào vấn đề an ninh hàng hải. Đây là tuyến đường kinh tế quan trọng cho tất cả các nước. Chiến lược của Mỹ là giúp đỡ các đối tác cải thiện khả năng để giám sát và bảo vệ biên giới biển. Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng minh khu vực về quốc phòng để có thể phối hợp hành động trong những thời điểm cần thiết. Mỹ tiếp tục các hoạt động đầu tư, đảm bảo sự phát triển kinh tế ổn định, tăng cường luật, minh bạch quản trị, đảm bảo sự phát triển bền vững của khu vực.

Trong một tuyên bố đáng chú ý, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng lên án các hành động có thể ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực, trong đó có những hành động đơn phương của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mattis khẳng định, Mỹ sẵn sàng hợp tác nhưng cũng sẽ hành động nếu cần thiết để đảm bảo an ninh ổn định khu vực: “Chiến lược của Mỹ nhấn mạnh rằng, không có quốc gia có khả năng hay chắc chắn chế ngự khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Các nước đều phải có trách nhiệm hợp tác xây dựng tương lai chung. Tương lai dựa vào sự tôn trọng chủ quyền và độc lập của mỗi quốc gia lớn hay nhỏ, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại, tự do và công bằng trong các hoạt động thương mại, dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế”.

Nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục làm nóng chương trình nghị sự phiên họp sáng nay, với những diễn biến tích cực gần đây trên bán đảo Triều Tiên và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ diễn ra vào ngày 12 tháng 6 tới tại Singapore. Các nước khẳng định cần nắm bắt cơ hội để tình hình trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục đạt kết quả tích cực, mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho Triều Tiên, các nước trong khu vực mà còn ổn định và hòa bình của thế giới. Tuy nhiên, các nước cũng khẳng định đối thoại là chưa đủ, Triều Tiên cần phải có các hành động cụ thể để hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Ca-na-đa nhấn mạnh: “Cộng đồng quốc tế đang chứng kiến những dấu hiệu tích cực với các hành động chân thành của Triều Tiên gần đây tăng cường đối thoại, phá hủy cơ sở hạt nhân. Đây là những bước đi đúng đắn. Tuy nhiên, tất cả những điều này cần phải hướng đến một bán đảo Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn, không thể đảo ngược và có thể xác minh. Chúng ta hi vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ- Triều Tiên sắp tới sẽ là động lực hướng đến mục tiêu này”.

Phát biểu tại các phiên thảo luận, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng nhấn mạnh sẽ tiếp tục hợp tác để đảm bảo tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên có thể đi đúng hướng, nhưng cũng khẳng định sẽ có bước đi mạnh mẽ nhằm gia tăng sức ép với Triều Tiên.


LP (Theo AFP)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]