Ngày 25/10, Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Quốc tịch năm 2008 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014) và các văn bản hướng dẫn Luật Quốc tịch đối với người Việt Nam ở nước ngoài; các thủ tục hành chính về quốc tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngày càng nhiều kiều bào xin xác nhận có quốc tịch Việt Nam

Ngày 25/10, Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Quốc tịch năm 2008 (Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014) và các văn bản hướng dẫn Luật Quốc tịch đối với người Việt Nam ở nước ngoài; các thủ tục hành chính về quốc tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây, nhu cầu người Việt Nam ở nước ngoài xin trở lại quốc tịch Việt Nam hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam ở trong nước ngày càng nhiều. Nguyên nhân là do phần đông kiều bào lớn tuổi muốn trở về Việt Nam sinh sống; một số kiều bào trẻ muốn trở về Việt Nam để đầu tư, xây dựng, phát triển đất nước. Ông Phùng Công Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014 và Luật Nhà ở khuyến khích kiều bào về xây dựng đất nước được áp dụng thì vấn đề quốc tịch được xem như là “lợi thế” để kiều bào đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể năm 2017, lượng kiều hối gửi về Thành phố Hồ Chí Minh đạt 5,2 tỷ USD; trong đó 72% lượng kiều hối được sử dụng vào sản xuất-kinh doanh, 22% được đầu tư vào bất động sản và lượng kiều hối còn lại được chuyển về với mục đích hỗ trợ người thân… Tham dự hội nghị, nhiều kiều bào và người làm công tác liên quan đến kiều bào đã nêu những vướng mắc từ thực tiễn liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài trong việc thực hiện xin trở lại hoặc xác nhận có quốc tịch Việt Nam; các quy định về quốc tịch đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thủ tục hành chính liên quan đến việc kiều bào mua nhà ở, đất ở còn nhiều khó khăn... Tiến sỹ Trần Văn Bình, kiều bào Cộng hòa Liên bang Đức cho rằng, đây là cơ hội để kiều bào đóng góp ý kiến, lãnh đạo thành phố lắng nghe kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để từ đó thu hút ngày càng nhiều kiều bào đầu tư về Việt Nam nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Cũng tại hội nghị, lãnh đạo Phòng Hộ tịch Quốc tịch, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh và lãnh đạo Phòng Xuất nhập cảnh, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã chia sẻ thực trạng công tác giải quyết các thủ tục hành chính về quốc tịch với kiều bào nước ngoài; quá trình thực hiện các thủ tục tại Thành phố Hồ Chí Minh; giải đáp cụ thể những thắc mắc của kiều bào, người làm công tác kiều bào; nêu rõ những trường hợp đặc biệt người Việt Nam ở nước ngoài được xác nhận thêm quốc tịch Việt Nam; lưu ý kiều bào khi sử dụng hộ chiếu nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, sau đó sử dụng lại giấy tờ tùy thân cũ (như chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú) trong sinh hoạt hàng ngày… Từ tháng 7/2009 đến tháng 3/2017, Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý giải quyết gần 3.000 hồ sơ quốc tịch các loại. Trong đó, có 1.273 hồ sơ xin gia nhập hoặc thôi trở lại quốc tịch Việt Nam, 1.676 hồ sơ xin xác nhận là người gốc Việt Nam, xác nhận có quốc tịch Việt Nam…/.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]