Ngày 11/7, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm, thảo luận về việc tổ chức cuộc gặp song phương, các nỗ lực phối hợp nhằm xuất khẩu ngũ cốc và đảm bảo an toàn hàng hải tại Biển Đen.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp xuất khẩu ngũ cốc, viện trợ cho Syria

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp xuất khẩu ngũ cốc, viện trợ cho SyriaTrẻ em Syria chờ nhận bữa ăn từ thiện tại một trại tị nạn ở làng Yazi Bagh, tỉnh Aleppo, Syria. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 11/7, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm, thảo luận về việc tổ chức cuộc gặp song phương, các nỗ lực phối hợp nhằm xuất khẩu ngũ cốc và đảm bảo an toàn hàng hải tại Biển Đen.

Điện Kremlin cho hay hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh song phương dự kiến diễn ra trong tương lai gần. Trong những tháng gần đây, ông Erdogan đã đề nghị gặp nhà lãnh đạo Nga nhằm giúp giải quyết căng thẳng toàn cầu.

Bên cạnh đó, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi quan điểm về tình hình Ukraine, bao gồm các nỗ lực đảm bảo an toàn hàng hải tại Biển Đen và xuất khẩu ngũ cốc ra thị trường toàn cầu. Ngoài ra, hai ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các cuộc gặp ba bên, trong đó có Iran, cũng như việc triển khai quân đội tại Syria theo cơ chế hòa bình Astana.

Về phần mình, theo hãng thông tấn nhà nước Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan đã hối thúc người đồng cấp Putin hành động về kế hoạch của Liên hợp quốc nhằm thiết lập một hành lang trên biển để xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Kể từ khi căng thẳng với Nga leo thang, xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine đã giảm còn 33%, kéo theo giá lương thực toàn cầu tăng cao và làm dấy lên quan ngại về an ninh lương thực. Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, trong tuyên bố đưa ra sau điện đàm, Văn phòng Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho hay Tổng thống Erdogan đã nêu bật tầm quan trọng của việc gia hạn viện trợ xuyên biên giới tại Syria sau khi cơ chế này hết hiệu lực vào cuối tuần qua.

Cửa khẩu biên giới Bab al-Hawa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là con đường duy nhất để viện trợ của Liên hợp quốc có thể tiếp cận dân thường mà không cần phải xác định các khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Syria.

Theo nghị quyết 2585, Ủy quyền của Liên hợp quốc vận chuyển viện trợ qua biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ theo đường cửa khẩu Bab al-Hawa có hiệu lực từ năm 2014 và hết hạn vào ngày 10/7 vừa qua.

Ngày 20/6 vừa qua, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gia hạn thêm 1 năm việc ủy quyền viện trợ xuyên biên giới vào Tây Bắc Syria. Theo ông, đây là biện pháp cần thiết để hỗ trợ 4,1 triệu người trong khu vực.

Nga đã phủ quyết đề xuất gia hạn thêm 1 năm, trong khi các nước phương Tây phản đối đề xuất của Moskva về việc mở cửa khẩu này trong 6 tháng./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]