Trong bối cảnh thế giới có thể không đạt được mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra là tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số tất cả các nước đến tháng 9/2022, Mỹ đã công bố kế hoạch hành động toàn cầu gồm 6 điểm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mỹ nêu 6 điểm nhằm dỡ bỏ rào cản trong cuộc chiến chống dịch COVID-19

Mỹ nêu 6 điểm nhằm dỡ bỏ rào cản trong cuộc chiến chống dịch COVID-19Bảng yêu cầu đeo khẩu trang trước khi vào rạp chiếu phim ở New York, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong bối cảnh thế giới có thể không đạt được mục tiêu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt ra là tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số tất cả các nước đến tháng 9/2022, Mỹ đã công bố kế hoạch hành động toàn cầu gồm 6 điểm.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Kế hoạch Hành động Toàn cầu tập trung vào cái mà cộng đồng quốc tế xác định là những rào cản lớn nhất trong cuộc chiến nhằm chấm dứt đại dịch COVID-19.

Kế hoạch trên gồm 6 nỗ lực khác nhau:

Thứ nhất, tăng tiếp cận với vaccine và giải quyết các vấn đề về vận chuyển.

Thứ hai là củng cố chuỗi cung ứng vaccine và các nguồn cung ứng quan trọng khác như kim tiêm, bộ xét nghiệm và thuốc điều trị.

Thứ ba là giải quyết tình trạng thiếu thông tin dẫn đến do dự tiêm phòng và đẩy lùi những thông tin sai lệch về tiêm phòng.

Thứ tư là cung cấp thêm hỗ trợ cho các nhân viên y tế.

Thứ năm là tạo điều kiện tiếp cận với thuốc điều trị và các phương pháp trị liệu.

Và thứ 6 là củng cố an ninh y tế toàn cầu trong tình trạng khẩn cấp tiếp theo bằng cách đảm bảo nguồn tài chính bền vững để sẵn sàng và ứng phó với đại dịch.

Phát biểu tại hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng về COVID-19, mang tên Hội nghị Hành động Toàn cầu, ông Blinken cho biết một phân tích gần đây cho thấy 80% dân số đã được tiêm phòng tại các nước có thu nhập cao và trung bình, trong khi con số này chỉ chưa đến 11% ở các nước có thu nhập thấp.

Ông nói: “Tháng trước, WHO cảnh báo rằng gần 90 nước trên thế giới sẽ không thể đạt mục tiêu 70% dân số được tiêm phòng. Điều đó đồng nghĩa với hàng tỷ người vẫn dễ bị tổn thương với COVID-19 và thế giới vẫn dễ bị tổn thương với các biến thể mới có thể gây tử vong cao hơn và lan truyền nhanh hơn các biến thể từ trước đến nay.”

Ông Blinken cho biết Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX .

Theo ông, đến nay Mỹ đã chuyển giao hơn 435 triệu liều vaccine an toàn, hiệu quả, miễn phí, không kèm ràng buộc chính trị nào, trong khuôn khổ cam kết tài trợ tổng cộng 1,2 tỷ liều vaccine cho các nước nghèo đến cuối năm nay.

Ông khẳng định Mỹ cam kết thực hiện tất cả 6 nỗ lực trên và đóng một “vai trò điều phối hàng đầu trong việc tăng cường khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng và củng cố an ninh y tế toàn cầu.”

Cũng trong cuộc họp trực tuyến do ông Blinken chủ trì, Hàn Quốc đã tái khẳng định cam kết hỗ trợ vaccine toàn diện cho các nước đang phát triển tại châu Á.

Thứ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Choi Jong-moon cho biết Hàn Quốc sẽ cung cấp “gói hỗ trợ” bao gồm các nguồn cung vaccine, chuỗi bảo quản lạnh, để cải thiện cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế cho các nước trên.

Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng có kế hoạch phối hợp với WTO huấn luyện các nhân viên chăm sóc y tế cho các chương trình liên quan./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]