Nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong ba tháng đầu năm 2022 mặc dù người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục chi tiêu với tốc độ ổn định.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Kinh tế Mỹ suy giảm trong quý 1 năm 2022 dù chi tiêu ổn định

Kinh tế Mỹ suy giảm trong quý 1 năm 2022 dù chi tiêu ổn địnhNgười dân mua sắm tại một cửa hàng ở New York (Mỹ), ngày 14/11/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Nền kinh tế Mỹ đã suy giảm trong ba tháng đầu năm 2022 mặc dù người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp tục chi tiêu với tốc độ ổn định.

Tuy nhiên, sự sụt giảm 1,5% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - thước đo sản lượng kinh tế rộng nhất - không cho thấy sự bắt đầu suy thoái đối với nền kinh tế Mỹ.

Sự suy giảm trên một phần là do chênh lệch thương mại lớn hơn, khi quốc gia này chi nhiều hơn cho nhập khẩu so với các nước khác. Chênh lệch thương mại làm giảm GDP quý đầu tiên 3,2%.

Và việc dự trữ hàng hóa chậm hơn trong các cửa hàng và nhà kho, vốn đã tích lũy hàng tồn kho trong quý trước cho mùa mua sắm nghỉ lễ năm 2021, đã hạ gần 1,1% so với GDP từ tháng Một đến tháng Ba năm 2022.

Các nhà phân tích cho rằng nền kinh tế Mỹ có khả năng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý 2 năm 2022.

Đây là lần sụt giảm GDP đầu tiên kể từ quý 2 năm 2020 - vốn chịu tác động của cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19 - và theo sau sự gia tăng mạnh mẽ 6,9% trong ba tháng cuối năm 2021.

Nước Mỹ vẫn đang chịu áp lực của vấn đề lạm phát cao, vốn đã gây ra những khó khăn đặc biệt nghiêm trọng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp hơn, với nhiều người trong số họ là người da màu.

Mặc dù nhiều công nhân Mỹ đã được tăng lương đáng kể, nhưng tiền lương của họ trong hầu hết các trường hợp không theo kịp với lạm phát.

Vào tháng 4/2022, giá tiêu dùng đã tăng 8,3% so với một năm trước, ngay dưới mức tăng nhanh nhất trong bốn thập kỷ, được thiết lập một tháng trước đó.

Lạm phát cao cũng đang đặt ra áp lực về chính trị đối với Tổng thống Joe Biden và đảng Dân chủ khi các cuộc bầu cử giữa kỳ sắp đến gần.

Một cuộc thăm dò trong tháng này của Associated Press-NORC cho thấy xếp hạng phê duyệt của ông Biden đã đạt mức thấp nhất trong nhiệm kỳ tổng thống của ông - với chỉ 39% số người được hỏi thể hiện sự tán thành - khi lạm phát là một yếu tố thường xuyên được đề cập đến.

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ nói chung vẫn ổn định, mặc dù có khả năng suy giảm. Chi tiêu tiêu dùng - yếu tố mang tính “trung tâm” của nền kinh tế - vẫn ổn định, khi tăng với tốc độ 3,1% hàng năm trong quý 1 năm 2022.

Đầu tư kinh doanh vào thiết bị, phần mềm và các hạng mục khác nhằm cải thiện năng suất đã tăng với tốc độ 6,8% hàng năm trong quý trước. Một thị trường việc làm mạnh mẽ đang mang lại cho người lao động thêm các điều kiện để duy trì việc chi tiêu.

Các nhà tuyển dụng đã tạo thêm hơn 400.000 việc làm trong 12 tháng liên tục, và tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp trong gần nửa thế kỷ. Các doanh nghiệp đang quảng cáo rất nhiều việc làm và trung bình có khoảng hai cơ hội việc làm cho mỗi người Mỹ thất nghiệp.

Nền kinh tế Mỹ được nhiều người cho là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong quý hiện tại. Trong một cuộc khảo sát được công bố trong tháng này, 34 nhà kinh tế nói với Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia rằng kỳ vọng GDP sẽ tăng với tốc độ 2,3% hàng năm trong quý 2/2022 và 2,5% cho cả năm 2022.

Tuy nhiên, dự báo trên là thấp hơn rất nhiều so với ước tính tăng trưởng 4,2% cho quý hiện tại trong cuộc khảo sát trước đó của Fed Philadelphia vào tháng Hai.

Bên cạnh đó, những bất ổn đáng kể đang che phủ triển vọng của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu. Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn hoạt động thương mại năng lượng, ngũ cốc và các hàng hóa khác, đồng thời khiến giá nhiên liệu và thực phẩm tăng cao đáng kể.

Các biện pháp đối phó với đại dịch COVID-19 của Trung Quốc cũng đã làm chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và làm trầm trọng thêm tình trạng tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bắt đầu mạnh tay tăng lãi suất để chống lại mức lạm phát nhanh nhất mà nước này phải gánh chịu kể từ đầu những năm 1980.

Các nhà kinh tế Lydia Boussour và Kathy Bostjancic của Oxford Economics cảnh báo khả năng suy thoái đang gia tăng.

Trong khi đó, lãi suất vay cao hơn dường như đang làm chậm lại ít nhất một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế - thị trường nhà ở. Tháng trước, doanh số bán nhà hiện tại và nhà mới đều có dấu hiệu chững lại./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]