Ngày 22/8, Phó Thống đốc thủ đô Jakarta của Indonesia, ông Ahmad Riza Patria, cho biết khu vực thủ đô đã được xếp vào "vùng xanh" và đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng vọt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

“Khu vực thủ đô Jakarta đạt miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng”

Ngày 22/8, Phó Thống đốc thủ đô Jakarta của Indonesia, ông Ahmad Riza Patria, cho biết khu vực thủ đô đã được xếp vào “vùng xanh” và đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ tỷ lệ tiêm chủng tăng vọt.

“Khu vực thủ đô Jakarta đạt miễn dịch cộng đồng nhờ tiêm chủng”Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo ông Patria, có hơn 54% cư dân thủ đô đã tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19 và hầu hết cư dân đã được tiêm mũi một. Xét trên toàn quốc, mới chỉ có hơn 11% dân số Indonesia đã tiêm đủ liều vaccine kể từ khi quốc gia Đông Nam Á này bắt đầu chiến dịch tiêm chủng hồi tháng Một.

Tuy nhiên, nhà dịch tễ học Pandu Riono thuộc Đại học Indonesia lại cho rằng Phó Thống đốc Patria đang hiểu sai khái niệm miễn dịch cộng đồng . Ông lưu ý kể cả khi 100% dân số đã được tiêm chủng, mức độ miễn dịch vẫn chỉ dưới mức 80% và mức độ hiệu quả của vaccine chỉ khoảng 55%.

Phó Thống đốc Patria đưa ra nhận định trên một ngày trước khi Tổng thống Indonesia ra quyết định về khả năng gia hạn các biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm chống dịch COVID-19 .

Bất chấp tình hình dịch bệnh có dấu hiệu cải thiện, Indonesia vẫn ghi nhận hơn 12.000 ca mắc mới trong ngày 22/8.

Kể từ giữa tháng Bảy, nước này cũng ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong mới/ngày - một trong những tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất trên toàn cầu.

Chính phủ Indonesia có kế hoạch đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 và chuẩn bị các khu cách ly tập trung đặc biệt cho phụ nữ mang thai.

Trong thông báo cuối tuần qua, Bộ trưởng Thông tin truyền thông Indonesia Johnny G.Plate cho biết chính phủ nước này sẽ gia tăng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai phòng chống dịch COVID-19.

Ông Johnny cho rằng tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai có thể giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2, giảm nguy cơ bệnh nặng và tử vong ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Ông cho biết thêm Chính phủ Indonesia cũng khuyến khích mỗi tỉnh thành chuẩn bị khu vực cách ly tập trung riêng cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Điều kiện để phụ nữ mang thai được tiêm vaccine ngừa COVID-19 là thai nhi không dưới 13 tuần, phù hợp nhất là 13-33 tuần tuổi; thai phụ huyết áp ổn định, không có triệu chứng hoặc tiền sử co giật, bệnh lý nền và đang sử dụng thuốc đi kèm.

Bác sỹ sản phụ khoa, Tiến sỹ Boy Abidin, cho biết hiện tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 đều có thể sử dụng phụ nữ mang thai.

Tiến sỹ Boy Abidin cũng khẳng định tiêm vaccine không gây tác dụng phụ đối với thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho sản phụ.

Trước đó, ngày 2/8, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu Bộ Y tế mở rộng phạm vi chương trình tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai.

Theo dữ liệu của Hiệp hội Sản phụ khoa Indonesia (POGI), từ đầu năm đến nay, Indonesia đã ghi nhận 536 phụ nữ mang thai mắc COVID-19, trong đó 3% tử vong và 4,5% có biểu hiện nặng phải điều trị đặc biệt./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]