Chuyến thăm Hoa Kỳ và dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trên trang mạng Modern Policy, Giáo sư Pankaj Jha, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh, Đại học toàn cầu OP Jindal (Ấn Độ) đã có bài viết về chủ đề này. VietnamPlus xin giới thiệu bản dịch của bài viết.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hoa Kỳ: ASEAN đóng vai trò trung tâm đối với an ninh khu vực

Chuyến thăm Hoa Kỳ và dự Hội nghị ASEAN-Hoa Kỳ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Trên trang mạng Modern Policy, Giáo sư Pankaj Jha, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và an ninh, Đại học toàn cầu OP Jindal (Ấn Độ) đã có bài viết về chủ đề này. VietnamPlus xin giới thiệu bản dịch của bài viết.

Hoa Kỳ: ASEAN đóng vai trò trung tâm đối với an ninh khu vựcTổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington D.C. tối 12/5/2022 (giờ địa phương). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Thời gian qua, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã được cải thiện và Hoa Kỳ đang tích cực quan tâm đến việc phát triển hệ sinh thái y tế, an ninh con người và phát triển kiến trúc an ninh hàng hải trên cơ sở đối tác Toàn diện.

Hoa Kỳ đã nhiều lần tuyên bố rằng họ tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác cũng như vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việt Nam được đánh giá là một trong những nền kinh tế triển vọng ở Đông Nam Á với tốc độ tăng trưởng GDP dự báo từ 6-8% và Việt Nam cũng sẵn sàng tìm kiếm các khả năng hợp tác về khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo và nghiên cứu y học.

Theo tài liệu Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Hoa Kỳ công bố vào tháng Hai vừa qua, Hoa Kỳ đã đảm bảo rằng ASEAN vẫn là một thể chế khu vực hàng đầu và vai trò trung tâm của khối trong tạo động lực an ninh khu vực sẽ được duy trì.

Trong bối cảnh Hoa Kỳ và ASEAN sẽ kỷ niệm 45 năm quan hệ đối thoại và quan hệ Đối tác chiến lược được ký kết giữa hai bên vào năm 2015, một số lĩnh vực hợp tác nhất định sẽ được tăng cường.

Trong cuộc họp cuối cùng vào năm 2021 được tổ chức theo hình thức trực tuyến đã nêu rõ rằng Hoa Kỳ quan tâm đến việc phát triển năng lực chẩn đoán, nghiên cứu y sinh, thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ và kết nối trong khu vực Đông Nam Á.

Các vấn đề liên quan đến y tế cộng đồng, phục hồi kinh tế, thúc đẩy tạo việc làm và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số cũng đã được thảo luận trong cuộc họp cuối cùng giữa hai bên.

Một trong những vấn đề quan trọng được các nước Đông Nam Á chú ý nhiều là liên quan đến Khung kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Mặc dù Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đã được triển khai và đang được coi là một trong những nhóm kinh tế lớn nhất của khu vực, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) bao gồm Brunei, Malaysia, Singapore và Việt Nam cũng đang nỗ lực khôi phục khả năng thương mại và đầu tư giữa các thành viên tham gia.

Để bù đắp việc rút khỏi TPP, Hoa Kỳ đang cố gắng phát triển một hiệp định trên phạm vi rộng liên quan đến kinh tế kỹ thuật số và thương mại điện tử. Trong đại dịch COVID-19, thương mại điện tử đã phát triển gấp nhiều lần và đây được coi là tương lai của tiếp thị và đầu tư.

Khi đánh giá quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ, có thể thừa nhận rằng tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã tích cực tiếp xúc các quan chức cấp cao, đồng thời tìm kiếm các biện pháp và cách thức thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.

Phó Tổng thống Kamala Harris, Bộ trưởng Défense Lloyd Austin, và hai tổng thống tiền nhiệm của Hoa Kỳ là Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Donald Trump cũng đã đến thăm Việt Nam.

Mặc dù Tổng thống Trump đến thăm Việt Nam để hội đàm song phương với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nhưng ông Trump đã xem xét các khả năng phát triển quan hệ với Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam đã tiến hành một cuộc tái cấu trúc đối với ASEAN, đặc biệt liên quan đến việc triển khai các hoạt động nghiên cứu y học, hợp tác giữa các tổ chức y tế và thúc đẩy hợp tác trong khu vực đối với vấn đề chẩn đoán và điều trị để người dân Đông Nam Á có thể hưởng lợi từ công nghệ và phát triển trong nghiên cứu y học.

Việt Nam cũng tích cực hỗ trợ ASEAN trong ba trụ cột, bao gồm cộng đồng chính trị-an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hóa-xã hội, thực hiện các hoạt động xây dựng cộng đồng trong tương lai.

Hoa Kỳ: ASEAN đóng vai trò trung tâm đối với an ninh khu vựcThủ tướng Phạm Minh Chính cùng các lãnh đạo ASEAN ăn trưa cùng Chủ tịch Hạ viện Pelosi và một số nghị sỹ quốc hội Hoa Kỳ, tại Washington D.C. trưa 12/5/2022 (giờ địa phương). (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Hoa Kỳ thừa nhận rằng để khai thác tiềm năng của các nước Đông Nam Á, điều quan trọng là phải phát triển một số lĩnh vực quan trọng như phát triển nguồn nhân lực, chuỗi cung ứng linh hoạt để trong trường hợp có sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng chủ yếu từ Trung Quốc, từ đó các nước Đông Nam Á có thể bù đắp sự thiếu hụt đối với cơ sở hạ tầng đang phát triển.

Gần đây, với những diễn biến tại Campuchia, đặc biệt liên quan đến Trung Quốc trên góc độ quan hệ ngoại giao và vấn đề phát triển căn cứ hải quân Ream, Hoa Kỳ rất quan tâm đến việc phát triển Việt Nam như một trong những nền tảng của chính sách Đông Nam Á.

Có rất nhiều tiềm năng để phát triển khu vực lưu vực sông Mekong và nông nghiệp thông minh. Điều này sẽ giải quyết vấn đề bất thường của biến đổi khí hậu và sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với các cánh đồng lúa trên toàn khu vực Đông Nam Á sẽ rất lớn.

Việt Nam cũng từng đảm nhận các vị trí lãnh đạo trong APEC, ASEAN và đã thể hiện là một quốc gia có xu hướng hành động trong vai trò thành viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Như đã thấy trước đây, Hoa Kỳ muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thúc đẩy nghiên cứu liên quan đến COVID-19 và các đại dịch tương tự. Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu vaccine y sinh, công nghệ sinh học và phát triển vaccine giá rẻ cho dân số lớn hơn ở các nước đang phát triển.

Hoa Kỳ cũng quan tâm đến việc thúc đẩy nghiên cứu không gian vũ trụ và an ninh mạng với một số quốc gia ở Đông Nam Á. Tổng thống Biden dự kiến sẽ thảo luận về các vấn đề liên quan đến cuộc chiến Nga-Ukraine và cách thức các nước Đông Nam Á có thể đóng góp trong việc phát triển một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Các vấn đề liên quan đến Myanmar và hội nghị cấp cao ASEAN sắp tới vào cuối năm nay cũng sẽ được thảo luận. ASEAN cần phải thảo luận và đưa ra phản ứng trước Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tổng thống Joe Biden, và cần phát triển các cấu trúc cần thiết cho tăng trưởng kinh tế toàn diện, kết nối, liên kết con người và phát triển các công nghệ tương lai.

Trước đó, khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Kỳ, đây được coi là bước chuyển biến mang tính kiến tạo cực kỳ quan trọng trong quan hệ song phương hai nước.

Qua thời gian, quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện khi Hoa Kỳ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế và thông qua bình thường hóa vĩnh viễn quan hệ thương mại (PNTR) vào năm 2007 và sau đó là các chuyến thăm của nhiều lãnh đạo cấp cao tới Việt Nam cũng khẳng định một thực tế là Hoa Kỳ muốn đa dạng hóa đầu tư và thúc đẩy thương mại với các quốc gia như Việt Nam có nền kinh tế đang phát triển mạnh và nhiều tiềm năng tăng trưởng.

Các doanh nhân Việt Nam cũng đang cố gắng khai thác tiềm năng của nền kinh tế. Với các biện pháp tự do hóa đã được Đảng thông qua, Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận có khả năng trở thành một trung tâm lớn của quốc gia với sự phát triển của các khu chế xuất, khu công nghệ phần mềm và cũng như thành lập các cơ sở đào tạo cũng như các trung tâm giáo dục. Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ là một cộng đồng thịnh vượng và họ luôn ủng hộ sự nghiệp của đất nước mình.

Việt Nam cũng hướng tới Hoa Kỳ để đầu tư và cả thương mại và đầu tư song phương có thể giúp Việt Nam khai thác thị trường Hoa Kỳ cũng như phát triển mối quan hệ quốc phòng.

Cách tiếp cận cân bằng được Việt Nam áp dụng đôi khi đã giúp xoa dịu căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong các khu vực có thể bị ảnh hưởng.

Hoa Kỳ: ASEAN đóng vai trò trung tâm đối với an ninh khu vựcThủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan, sáng 13/5/2022 (giờ địa phương) tại Washington D.C. ( Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Trong khi Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá kéo dài ba tháng bắt đầu từ ngày 1/5, người ta cho rằng các nước trong khu vực sẽ phớt lờ lệnh cấm đánh bắt đơn phương này do Trung Quốc áp đặt.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia như Hoa Kỳ có thể tổ chức các cuộc tuần tra biển chung cũng như lựa chọn các cuộc tập trận với các nước liên quan nhằm giúp duy trì trật tự quốc tế trên biển.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]