Đại sứ Singapore tại Việt Nam Catherine Wong ngày 9/11 cho biết mặc dù đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tạo ra những khó khăn không nhỏ cho việc tổ chức các cuộc họp và hội nghị, song các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phối hợp đưa ra một loạt các sáng kiến trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 37 và các hội nghị liên quan tại Hà Nội diễn ra trong tuần này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệp định RCEP có thể được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37

Đại sứ Singapore tại Việt Nam Catherine Wong ngày 9/11 cho biết mặc dù đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang tạo ra những khó khăn không nhỏ cho việc tổ chức các cuộc họp và hội nghị, song các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã phối hợp đưa ra một loạt các sáng kiến trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 37 và các hội nghị liên quan tại Hà Nội diễn ra trong tuần này.

Hiệp định RCEP có thể được ký kết tại Hội nghị cấp cao ASEAN 37Từ ngày 12-15/11, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị cấp cao liên quan sẽ được tổ chức bằng hình thức trực tuyến. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Những sáng kiến chủ chốt bao gồm: Thiết lập một quỹ ứng phó ASEAN đối với đại dịch COVID-19; xây dựng Bộ Khung phục hồi toàn diện ASEAN nhằm giúp đỡ, hỗ trợ khu vực hồi phục sau đại dịch; thành lập một kho dự trữ các nguồn cung ứng y tế; và thúc đẩy việc ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một hiệp định thương mại tự do được đề xuất có sự tham gia của 15 nước, bao gồm các nước ASEAN.

Đại sứ Catherine Wong cho biết người dân đang rất kỳ vọng và lạc quan về việc RCEP có thể được ký kết vào cuối năm nay, và điều này sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ rằng ASEAN vẫn duy trì việc mở cửa đối với thương mại và kinh doanh, góp phần thúc đẩy, nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư.

Được thành lập vào năm 1967 với 5 quốc gia - Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore - ASEAN kể từ đó đã luôn thúc đẩy một “văn hóa hợp tác” và đối phó với các thách thức theo cách thức tập thể.

Tới nay, khối 10 nước ASEAN có dân số gần 640 triệu người, với Tổng sản phẩm quốc nội khoảng 2,57 nghìn tỷ USD. Các chuyên gia kinh tế cho rằng ASEAN có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới vào năm 2030.

Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay, đã lựa chọn chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra. Theo bà Wong, chủ đề này đã trở thành điểm nhấn và rất phù hợp trong bối cảnh, tình hình hiện tại.

Bà Wong cho rằng hầu hết trọng tâm của ASEAN trong năm nay là làm thế nào để khu vực có thể ứng phó hiệu quả với sự bùng phát đại dịch COVID-19 và đối phó với suy thoái kinh tế, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng.

Theo TTXVN


Theo TTXVN

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]