Ngày 4/7, Hạ viện Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ một dự luật yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải gỡ bỏ các phát ngôn thù hằn và kích động hận thù trong vòng 24 giờ hoặc sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc. Đây là sáng kiến mới nhất tại Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực đối phó với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , phân biệt giới tính và kỳ thị người đồng tính trên mạng Internet.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hạ viện Pháp ủng hộ dự luật đối phó phát ngôn thù hận trên Internet

Ngày 4/7, Hạ viện Pháp đã bỏ phiếu ủng hộ một dự luật yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải gỡ bỏ các phát ngôn thù hằn và kích động hận thù trong vòng 24 giờ hoặc sẽ phải đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc. Đây là sáng kiến mới nhất tại Liên minh châu Âu (EU) trong nỗ lực đối phó với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc , phân biệt giới tính và kỳ thị người đồng tính trên mạng Internet.

Hạ viện Pháp ủng hộ dự luật đối phó phát ngôn thù hận trên Internet

Văn kiện này được đảng Nên Cộng hòa Tiến bước (LREM) của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất phỏng theo một đạo luật tương tự của Đức.

Nếu không tuân thủ, nền tảng truyền thông xã hội đó sẽ phải nộp phạt lên tới 1,25 triệu euro (tương đương 1,4 triệu USD).

Phát biểu tại Quốc hội, nghị sỹ da màu Laetitia Avia, người soạn thảo dự luật trên, nói rằng bản thân bà không còn có thể chịu đựng việc bị kỳ thị chủng tộc trên truyền thông xã hội.

Dự luật trên là một phần trong nỗ lực của Tổng thống Macron nhằm đưa Pháp trở thành nước đi đầu trong việc siết chặt các quy định đối với các nền tảng truyền thông xã hội lớn.

Hồi tháng Sáu vừa qua, trang mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đã đồng ý bàn giao dữ liệu nhận dạng của người dùng Pháp bị nghi ngờ có phát ngôn thù hận cho các thẩm phán nước này. Đây được xem là thỏa thuận đầu tiên trên thế giới về chia sẻ dữ liệu cá nhân người dùng mạng xã hội theo diện trên.

Biện pháp trên được đưa ra trong bối cảnh tình trạng phát ngôn gây thù hận đang ngày càng trở nên phổ biến trên mạng xã hội như Facebook hay Twitter, đưa tới những hệ lụy nguy hiểm.

Các quốc gia trên thế giới đã đặt vấn đề cần sớm ngăn chặn vấn nạn này bởi dù với hình thức nào, phát ngôn gây thù hận cũng nhằm mục đích kích động sự thù hằn, những mâu thuẫn và bất đồng, từ đó đẩy tới tình trạng bất ổn xã hội và trở thành nguyên nhân khơi nguồn bạo lực trong cuộc sống./.

(TTXVN/Vietnam+)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]