Ngày 16/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức thảo luận mở về “Bảo đảm hòa bình và an ninh thông qua ngoại giao phòng ngừa: Mục tiêu chung của tất cả cơ quan chính của Liên hợp quốc.”

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ trong nỗ lực phòng ngừa xung đột

Ngày 16/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức thảo luận mở về “Bảo đảm hòa bình và an ninh thông qua ngoại giao phòng ngừa: Mục tiêu chung của tất cả cơ quan chính của Liên hợp quốc.”

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ trong nỗ lực phòng ngừa xung độtLực lượng cứu hỏa dập lửa xe buýt chở các quân nhân Syria bị đánh bom ở Damascus, ngày 20/10. (Ảnh minh họa: AFP/TTXVN)

Tham dự và phát biểu tại cuộc họp có Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Abdulla Shahid, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế- xã hội (ECOSOC) Vixen Kelapile, Chủ tịch Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) Joan E. Donoghue và đại diện gần 50 nước thành viên Liên hợp quốc.

Tại đây, Việt Nam khẳng định nỗ lực phòng ngừa xung đột đòi hỏi phải có giải pháp toàn diện nhằm xử lý các nguyên nhân gốc rễ của xung đột.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc và các Chủ tịch Đại Hội đồng, ECOSOC , ICJ khẳng định phòng ngừa xung đột là một khía cạnh quan trọng của Liên hợp quốc, trong đó ngoài vai trò chủ đạo của Hội đồng Bảo an về duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc có thể hỗ trợ giải quyết xung đột và góp phần thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa, trong khi các tổ chức khu vực, tiểu khu vực có thể đóng vai trò thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin nhằm phòng ngừa và giải quyết xung đột.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng phát triển bền vững đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bạo lực và xung đột, đồng thời thông tin về nỗ lực của cá nhân cũng như các đại diện đặc biệt, đặc phái viên của tổng thư ký, các phái bộ gìn giữ hòa bình và phái bộ chính trị đặc biệt.

Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cho rằng các nước ủy viên Hội đồng Bảo an cần có tính đại diện hơn, bảo đảm khả năng ứng phó với các thách thức trong bối cảnh phức tạp hiện nay, với sự tham gia của các chủ thể đa dạng và kêu gọi các cơ quan Liên hợp quốc điều phối hoạt động gìn giữ hòa bình, tăng cường quan hệ đối tác trong hệ thống Liên hợp quốc và tiếp tục cải cách hoạt động của Hội đồng Bảo an, Đại Hội đồng và ECOSOC.

Chủ tịch ECOSOC đưa ra một số đề xuất cụ thể nhằm tăng cường hợp tác giữa Hội đồng Bảo an và ECOSOC.

Chủ tịch ICJ kêu gọi cân nhắc tăng cường tính bổ trợ, hợp tác giữa ICJ và các cơ quan khác của Liên hợp quốc nhằm thực hiện Hiến chương Liên hợp quốc.

Giải quyết nguyên nhân gốc rễ trong nỗ lực phòng ngừa xung độtĐại sứ Phạm Hải Anh phát biểu tại một phiên họp. (Ảnh: Khắc Hiếu/TTXVN)

Các nước thành viên Liên hợp quốc đều thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác giữa các cơ quan chính của Liên hợp quốc về ngoại giao phòng ngừa nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, đặc biệt là các thách thức mới nổi hiện nay, do đó cần củng cố sự phối hợp, hành động chung và tăng cường trao đổi giữa các cơ quan chính của Hội đồng Bảo an trong phòng ngừa xung đột.

Nhiều nước cũng nhấn mạnh sự cần thiết xử lý các nguyên nhân gốc rễ xung đột, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực, tiểu khu vực và hoan nghênh vai trò của Ủy ban Xây dựng hòa bình (GGHB).

Một số nước kêu gọi chú trọng yếu tố quốc gia làm chủ, tôn trọng các nguyên tắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, tăng cường năng lực cảnh báo sớm, chủ nghĩa đa phương, trung gian, đề cao pháp quyền và bảo đảm quyền con người.

Việc bảo đảm hoạt động của các cơ quan chính của Liên hợp quốc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ như quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc cũng là nội dung được nhiều đại biểu đề cập.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Phạm Hải Anh - Đại biện lâm thời của Việt Nam tại Liên hợp quốc - cho rằng tuy hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu hướng chính hiện nay, cộng đồng quốc tế vẫn tiếp tục phải đối mặt với nhiều thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế.

Đại sứ Phạm Hải Anh cho rằng để tập trung thực hiện tốt mục tiêu của Hiến chương Liên hợp quốc về phòng ngừa và ứng phó các thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế, các nước thành viên cũng như các cơ quan Liên hợp quốc cần cùng tăng cường nỗ lực phòng ngừa xung đột bằng các biện pháp phù hợp, đặc biệt thông qua việc thúc đẩy tôn trọng luật pháp quốc tế, giải quyết các xung đột bằng biện pháp hòa bình, đề cao văn hóa hòa bình, xây dựng lòng tin và thiết lập quan hệ hữu nghị, thân thiện giữa các quốc gia.

Đại diện Việt Nam cũng cho rằng nỗ lực phòng ngừa xung đột cần có sự hợp tác giữa các cơ quan chính của Liên hợp quốc trên các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình và trên cơ sở tham vấn đầy đủ với các nước thành viên.

Trong lĩnh vực này, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã vận dụng nhiều công cụ hiệu quả, nhất là về trung gian và hỗ trợ, được sự ủng hộ rộng rãi.

Đại sứ Phạm Hải Anh nhấn mạnh ưu thế của các tổ chức khu vực, tiểu khu vực trong ngoại giao phòng ngừa, góp phần ngăn ngừa xung đột và khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực chung để bảo đảm hòa bình và an ninh quốc tế cũng như phòng ngừa xung đột./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]