Ủy ban châu Âu (EC) đang có kế hoạch gia hạn Cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu vắcxin ngừa COVID-19 sau khi chính thức hết hiệu lực vào ngày 31/3 tới.

Tin liên quan

Đọc nhiều

EU xem xét gia hạn cơ chế kiểm soát xuất khẩu vắcxin COVID-19

Ủy ban châu Âu (EC) đang có kế hoạch gia hạn Cơ chế minh bạch và kiểm soát xuất khẩu vắcxin ngừa COVID-19 sau khi chính thức hết hiệu lực vào ngày 31/3 tới.

EU xem xét gia hạn cơ chế kiểm soát xuất khẩu vắcxin COVID-19Người dân Ba Lan được tiêm vắcxin của AstraZeneca . (Ảnh: PAP/TTXVN)

Thời gian gia hạn dự kiến kéo dài tới cuối tháng 6 và có thể sẽ gây ra những phản ứng trái chiều giữa các nước trong và ngoài Liên minh châu Âu (EU).

Thông tin trên được công bố sau khi Italy hồi tuần trước đã từ chối cấp phép xuất khẩu cho 250.000 liều vắcxin của AstraZeneca sang Australia thông qua cơ chế này.

Một quan chức trong khối cho biết EC không phản đối quyết định của Italy và coi cơ chế kiểm soát xuất khẩu vắcxin là cách thức “tự vệ chính đáng” của EU trước những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 cũng như tình trạng khan hiếm vắcxin hiện nay.

Tuy nhiên, nhiều nước bên ngoài EU đang phản đối cơ chế này. Tại phiên họp Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa kết thúc, một số nước cho rằng EU đang “phát tín hiệu xấu” trong cuộc chiến vắcxin, đồng thời kêu gọi EU chấm dứt cơ chế kiểm soát này.

Ngày 4/3, EC cùng giới chức Italy đã chặn một lô hàng vắcxin ngừa COVID-19 của AstraZeneca xuất sang Australia sau khi nhà sản xuất thuốc này không đáp ứng được các cam kết trong hợp đồng với Liên minh châu Âu (EU).

Các nguồn tin cho biết AstraZeneca đã xin phép chính phủ Italy để xuất khẩu khoảng 250.000 liều vắcxin từ nhà máy ở Anagni (nằm gần thủ đô Rome).

Tuy nhiên, chính phủ Italy đã từ chối cấp phép và EC ủng hộ quyết định này. Hiện AstraZeneca chưa ra bình luận gì về vụ việc.

Nhà máy ở Anagni là nơi xử lý những công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất vắcxin của AstraZeneca. Cơ sở này cũng sẽ tham gia sản xuất vắcxin do hãng dược phẩm Johnson & Johnson (Mỹ) phát triển.

Vụ việc trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Thủ tướng Italy Mario Draghi kêu gọi EU cần phải đẩy nhanh việc tiêm chủng và nghiêm khắc xử lý các công ty dược phẩm không cung cấp đủ thuốc và vắcxin theo cam kết.

Các quốc gia EU đã bắt đầu tiêm chủng vào cuối tháng 12, nhưng đang tiến triển với tốc độ chậm hơn nhiều so với các nước khác như Israel và Anh. Nhiều quan chức đổ lỗi cho các nhà sản xuất vắcxin phần nào đã gây ra tình trạng chậm tiến độ tiêm chủng.

Hồi tháng 1/2021, AstraZeneca đã cắt giảm nguồn cung sang EU trong quý đầu tiên từ 90 triệu liều dự kiến trong hợp đồng xuống còn 40 triệu liều. Hãng dược phẩm này sau đó thông báo với các quốc gia EU rằng họ sẽ cắt giảm thêm 50% lượng giao hàng trong quý 2./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]