Theo Reuters, ngày 8/1, phát biểu từ Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) bà Ursula von der Leyen khẳng định các quốc gia thành viên EU không được phép đàm phán riêng rẽ các thỏa thuận vắcxin với các công ty dược phẩm song song với các nỗ lực của khối này nói chung.

Tin liên quan

Đọc nhiều

EU không cho phép các nước thành viên tự đàm phán mua vắcxin

Theo Reuters, ngày 8/1, phát biểu từ Brussels, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU) bà Ursula von der Leyen khẳng định các quốc gia thành viên EU không được phép đàm phán riêng rẽ các thỏa thuận vắcxin với các công ty dược phẩm song song với các nỗ lực của khối này nói chung.

EU không cho phép các nước thành viên tự đàm phán mua vắcxinNhân viên y tế tiêm vắcxin phòng COVID-19 của Pfizer - BioNTech cho người dân tại Szczecin, Ba Lan, ngày 30/12/2020. (Ảnh: PAP/TTXVN)

Bà Ursula von der Leyen cho rằng: “Chỉ duy nhất khuôn khổ mà chúng tôi đang đàm phán là của 27 nước. Chúng ta sẽ làm điều đó cùng nhau và không quốc gia thành viên nào, được ràng buộc bởi cơ sở pháp lý, được phép đàm phán song song hoặc có hợp đồng song song (với tiến trình đàm phán của EU).”

Bà Ursula von der Leyen cũng khẳng định: “Toàn bộ danh mục đầu tư bao gồm 2,3 tỷ liều vắcxin (ngừa COVID-19) do đó đã có nhiều hơn mức cần thiết để tiêm chủng cho toàn bộ dân số châu Âu.”

Ngày 8/1, bà Ursula von der Leyen cũng cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận với hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) mua thêm 300 liều vắcxin phòng COVID-19, tăng gấp đôi số liều vắcxin từ liên doanh bào chế vắcxin này.

Trong một tuyên bố, EC nêu rõ: “EC ngày hôm nay đã đề nghị các nước thành viên EU mua thêm 200 triệu liều vắcxin của Pfizer/BioNTech sản xuất với sự lựa chọn mua thêm 100 triệu liều nữa.”

Tuyên bố cho biết thỏa thuận này sẽ giúp EU mua tới 600 triệu liều vắcxin của Pfizer/ BioNTech vốn đang được sử dụng rộng rãi trên toàn châu Âu.

Theo bà Von der Leyen, 75 triệu liều vắcxin bổ sung sẽ được phân phối trong quý II năm nay.

Cùng ngày, phát biểu với đài truyền hình BFM, nhà miễn dịch học Alain Fischer, phụ trách chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Pháp, cho biết lô vắcxin phòng COVID-19 đầu tiên của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ) sắp tới nước này trong những ngày tới.

Theo ông Fischer, vẫn còn một số bất ổn về vắcxin phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca của Anh.

Trong khi đó, Bộ trưởng Giao thông Anh Grant Shapps ngày 8/1 cho biết hiện nay có lo ngại về tính hiệu quả của các vắcxin phòng COVID-19 đối với các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được phát hiện ở Nam Phi.

Phát biểu trên kênh truyền hình Sky, ông Shapps nêu rõ: “Có lo ngại về các vắcxin có tác động như thế nào đối với các biến thể, đặc biệt là biến thể ở Nam Phi, vì vậy chúng tôi không thể hành động liều lĩnh.”

Một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm do hãng Pfizer và các nhà khoa học thuộc Đại học Y khoa Texas (Mỹ) thực hiện, cho thấy vắcxin phòng bệnh của hãng này dường có thể chống lại sự đột biến trong các biến thể mới dễ lây lan phát hiện ở Anh và Nam Phi.

Theo nghiên cứu chưa được giới chuyên gia kiểm chứng này, vắcxin của Pfizer có thể vô hiệu hóa đột biến có tên N501Y làm thay đổi phần quan trọng nhất của gai protein.

Ông Phil Dormitzer, một trong những nhà khoa học hàng đầu về vắcxin virus của Pfizer, cho biết các đột biến có thể khiến virus lây lan dễ dàng hơn và không bị vô hiệu hóa từ các kháng thể được tạo ra sau khi tiêm vắcxin phòng bệnh.

Theo Reuters


Theo Reuters

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]