Ngày 25/8, các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết các bộ, ngành nước này đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022) dự kiến lên tới tổng cộng hơn 110.000 tỷ yen (1.000 tỷ USD). Đây khả năng sẽ là mức cao nhất từ trước đến nay do các chi phí trả nợ tăng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dự thảo ngân sách 2022 của Nhật Bản có thể lần đầu vượt 1.000 tỷ USD

Ngày 25/8, các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản cho biết các bộ, ngành nước này đề xuất ngân sách cho năm tài chính 2022 (bắt đầu từ tháng 4/2022) dự kiến lên tới tổng cộng hơn 110.000 tỷ yen (1.000 tỷ USD). Đây khả năng sẽ là mức cao nhất từ trước đến nay do các chi phí trả nợ tăng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành.

Dự thảo ngân sách 2022 của Nhật Bản có thể lần đầu vượt 1.000 tỷ USDĐồng yen. (Nguồn: france24.com)

Theo kế hoạch, các bộ, ngành sẽ trình đề xuất ngân sách cho tài khóa 2022 trước ngày 31/8 tới và dự kiến khoản ngân sách này sẽ đạt mức cao kỷ lục trong bốn năm liên tiếp vừa qua.

Sau khi đánh giá các đề xuất, Bộ Tài chính Nhật Bản sẽ soạn dự thảo ngân sách nhà nước vào tháng 12 trước khi trình lên Quốc hội để thảo luận. Nhiều khả năng, dự thảo ngân sách này sẽ vượt cả mức ngân sách 106.610 tỷ yen của tài khóa 2021.

Các nguồn tin dẫn Bộ Tài chính cho biết theo đề xuất ngân sách mới, các khoản trả lãi và chi phí trả nợ khác sẽ tăng 27,3% và lên mức cao kỷ lục 30.240 tỷ yen.

Tính đến hết tháng Ba vừa qua, nợ công của Nhật Bản đã lên tới hơn 1,2 triệu tỷ yen, tương đương hơn 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chính phủ Nhật Bản đã phát hành lượng lớn trái phiếu nhằm đảm bảo ngân sách chi trả cho các biện pháp chống dịch COVID-19 và bù đắp cho sự sụt giảm nguồn thu thuế lâu nay.

Tăng trưởng hoạt động chế tạo của Nhật Bản đã chậm lại trong tháng Tám, trong khi hoạt động của lĩnh vực dịch vụ giảm mạnh nhất kể từ tháng 5/2020, cho thấy tác động ngày càng lớn do làn sóng lây nhiễm mới COVID-19 đối với nền kinh tế.

Gần như các nhà chế tạo đã đứng vững trước tác động của làn sóng lây nhiễm mới mà số ca nhiễm chủ yếu liên quan đến biến thể Delta, khiến chính phủ Nhật Bản và một số quốc gia khác ở châu Á phải thực hiện lệnh phong tỏa hoặc các biện pháp kiểm soát khác.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) sơ bộ lĩnh vực chế tạo theo khảo sát của au Jibun Bank giảm xuống mức đã điều chỉnh theo mùa là 52,4 trong tháng Tám, so với số liệu cuối cùng là 53 của tháng liền kề trước đó.

Tuy nhiên, ngày 16/8 vừa qua, Văn phòng Nội các Nhật Bản thông báo trong quý 2/2021, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới bất ngờ tăng trưởng trở lại, bất chấp việc chính phủ ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ ba ở 10 trong tổng số 47 tỉnh, thành trong gần hai tháng.

Trong quý 2, GDP thực tế của nước này tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,3% so với quý trước đó.

Quý 2 vừa qua, Nhật Bản đã bắt đầu áp dụng tình trạng khẩn cấp lần thứ ba ở thủ đô Tokyo và ba tỉnh phía Tây gồm Osaka, Kyoto và Hyogo từ ngày 25/4.

Trong tháng Năm, chính quyền của Thủ tướng Yoshihide Suga đã lần lượt đưa thêm sáu tỉnh khác vào danh sách này, và chỉ dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp ở chín tỉnh, thành (ngoại trừ Okinawa) từ ngày 20/6./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]