Ngày 31/1, cơ quan chuyên trách về đại dịch COVID-19 của Philippines cho biết ít nhất 5,6 triệu liều vắcxin COVID-19 của 2 hãng dược quốc tế sẽ tới nước này trong quý 1/2021.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dịch COVID-19: Philippines tiếp nhận hơn 5 triệu liều vắcxin từ COVAX

Ngày 31/1, cơ quan chuyên trách về đại dịch COVID-19 của Philippines cho biết ít nhất 5,6 triệu liều vắcxin COVID-19 của 2 hãng dược quốc tế sẽ tới nước này trong quý 1/2021.

Dịch COVID-19: Philippines tiếp nhận hơn 5 triệu liều vắcxin từ COVAX

Theo lãnh đạo cơ quan trên, ông Carlito Galvez, vắcxin được bàn giao là một phần trong tổng số 9,4 triệu liều vắcxin của Pfizer/BioNTech và vắcxin của AstraZeneca.

Ông này cho biết đã nhận thư từ giám đốc điều hành cơ chế phân phối vắcxin COVAX do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đồng bảo trợ, có nội dung thông báo về lịch trình và số lượng vắcxin sẽ bàn giao.

Ông Galvez cho biết các ủy ban đánh giá của WHO, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và liên minh vắcxin GAVI đã cho phép bàn giao vắcxin cho Philippines sau khi nhận thấy nước này đã chuẩn bị sẵn sàng.

Philippines cũng đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho 2 loại vắcxin trên.

Philippines là ổ dịch lớn thứ hai tại Đông Nam Á với hơn 1 triệu bệnh nhân và hơn 10.000 ca tử vong. Nước này dự kiến bắt đầu tiêm chủng trong tháng 2/2021.

Philippines ban đầu sẽ tiếp nhận 117.000 liều vắcxin của Pfizer/BioNTech từ giữa tháng và 5,5 triệu đến 9,3 triệu liều vắcxin của AstraZeneca.

Chính phủ nước này đặt mục tiêu đảm bảo được 148 triệu liều vắcxin để tiêm cho khoảng 70 triệu dân trong năm 2021, tương đương 2/3 dân số.

Ngày 31/1, hãng AFP cho biết Bộ Quốc phòng Israel thông báo sẽ gửi 5.000 liều vắcxin COVID-19 cho vùng lãnh thổ Palestine để tiêm chủng cho các nhân viên y tế.

Hiện Israel là quốc gia có tốc độ tiêm chủng tính theo đầu người nhanh nhất trên thế giới.

Hơn 3 triệu trên tổng số 9,4 triệu dân nước này đã được tiêm vắcxin phòng COVID-19 mũi đầu.

Tuy nhiên, chương trình tiêm chủng chưa được triển khai tại Bờ Tây, vùng lãnh thổ Palestine bị Israel chiếm đóng sau cuộc chiến tranh năm 1967.

Chính quyền Palestine tại thành phố Ramallah tuyên bố đạt thỏa thuận đặt mua vắcxin với 4 nhà cung cấp, trong đó có nhà sản xuất vắcxin Sputnik V của Nga.

Tổ chức Giải phóng Palestine (ILO) từng kêu gọi cộng đồng quốc tế hối thúc Israel và đảm bảo nước này sẽ cung cấp vắcxin cho tất cả người dân sống trong vùng lãnh thổ bị chiếm đóng./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]