Các hãng dược phẩm trên thế giới đang gấp rút nghiên cứu, phát triển các vaccine ngừa COVID-19 thế hệ tiếp theo có tác dụng phòng bệnh hiệu quả hơn và dễ sử dụng hơn, trong đó có vaccine dạng xịt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cuộc đua phát triển các loại vaccine COVID-19 tiện dụng, hiệu quả hơn

Cuộc đua phát triển các loại vaccine COVID-19 tiện dụng, hiệu quả hơnẢnh minh họa. (Nguồn: stanford.edu)

Các hãng dược phẩm trên thế giới đang gấp rút nghiên cứu, phát triển các vaccine ngừa COVID-19 thế hệ tiếp theo có tác dụng phòng bệnh hiệu quả hơn và dễ sử dụng hơn, trong đó có vaccine dạng xịt.

Nhiều nhóm nghiên cứu đang tập trung phát triển vaccine dạng xịt hoặc một loại vaccine có thể ngăn chặn sự lây truyền của virus SARS-CoV-2 bằng cách tấn công vùng niêm mạc mũi, nơi virus khu trú đầu tiên khi xâm nhập cơ thể.

Công ty Xanadu Bio đang hợp tác với các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale (Mỹ) để đẩy nhanh nghiên cứu để tiến tới thử nghiệm lâm sàng đối với loại vaccine tăng cường dạng xịt có thể sử dụng nhắc lại sau mỗi 4-6 tháng để duy trì khả năng miễn dịch.

Trước đó, các kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy vaccine này có thể tạo ra phản ứng miễn dịch ở mũi, họng và phổi. Trước khi thử nghiệm trên người, các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm với chuột hamster và động vật linh trưởng để xác thực kết quả này.

Nhà nghiên cứu Akiko Iwasaki thuộc Viện Y khoa Howard Hughes tại Đại học Yale cho biết khả năng miễn dịch của cơ thể cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn chống lại virus cũng như giúp ngăn chặn virus lây truyền.

Bên cạnh đó, vaccine dạng xịt có thể dễ dàng sử dụng mà không cần nhân viên y tế hỗ trợ và do đó có giá thành rẻ hơn.

Theo Giám đốc điều hành của Xanadu Bio - ông Bruce Turner, loại vaccine này có thể được lưu hành rộng rãi trong 1-2 năm tới.

Vaccine ngừa COVID-19 dạng xịt cũng là công trình nghiên cứu hứa hẹn của nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Stanford (Mỹ) sau khi các cuộc thử nghiệm trên chuột cho kết quả khả quan.

Hiện, các nhà nghiên cứu đang cân nhắc sử dụng công nghệ DNA hay mRNA trước khi thử nghiệm trên người.

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Helsinki (Phần Lan) cũng đang thử nghiệm một loại vaccine dạng xịt có thể giúp bảo vệ chống lại virus SARS-CoV-2 lên tới 8 giờ đồng hồ.

Còn tại Viện Y tế quốc gia Mỹ, các nhà khoa học đang tập trung phát triển vaccine dạng xịt dành riêng cho trẻ em có thể ngăn ngừa virus parainfluenza tuýp 3 (HPIV3) và virus SARS-CoV-2.

Trong khi đó, các nhóm nghiên cứu khác hướng đến phát triển một loại vaccine có thể chống lại tất cả các chủng virus corona, còn gọi là vaccine phổ quát, sau khi ít nhất 3 loại virus chủng này đã gây dịch bệnh trên thế giới trong hai thập kỷ qua.

Các nhà khoa học Mỹ đang dốc sức thử nghiệm vaccine sử dụng một loại protein hình cầu để đối phó với các biến thể của virus corona.

Mùa Thu năm ngoái, Viện Y tế quốc gia Mỹ đã tài trợ 36 triệu USD cho các dự án nghiên cứu, phát triển vaccine phổ quát tại Đại học Wisconsin-Madison, Bệnh viện Brigham và Women’s ở Boston và Đại học Duke ở Durham, bang North Carolina./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]