Ngày 10/8, tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York (Mỹ) đã công bố kết quả khảo sát từ 97 quốc gia về quan điểm trong vấn đề sử dụng và phát triển vũ khí sát thương tự động, trong đó có khoảng 30 quốc gia mong muốn có một thỏa thuận quốc tế nhằm ngăn chặn loại vũ khí này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cộng đồng quốc tế chung tay ngăn chặn vũ khí sát thương tự động

Ngày 10/8, tổ chức phi chính phủ Human Rights Watch (HRW) có trụ sở tại New York (Mỹ) đã công bố kết quả khảo sát từ 97 quốc gia về quan điểm trong vấn đề sử dụng và phát triển vũ khí sát thương tự động, trong đó có khoảng 30 quốc gia mong muốn có một thỏa thuận quốc tế nhằm ngăn chặn loại vũ khí này.

Cộng đồng quốc tế chung tay ngăn chặn vũ khí sát thương tự độngẢnh minh họa. (Nguồn: Getty)

Thông báo của HRW nêu rõ hầu hết các quốc gia được khảo sát đều muốn có một hiệp ước duy trì quyền kiểm soát của con người trong sử dụng vũ khí tự động . HRW cho rằng việc đưa các hệ thống vũ khí có khả năng “lựa chọn và ngắm mục tiêu” mà không có sự kiểm soát của con người là điều không thể chấp nhận được và cần phải ngăn chặn.

Theo HRW, tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm bảo vệ loài người trước nguy cơ trên bằng cách cấm hoàn toàn việc phát triển và sử dụng vũ khí tự động, bởi đó là yêu cầu cấp thiết cả về đạo đức, pháp lý và là nghĩa vụ lương tâm.

Hiện nay, một số quốc gia trên thế giới đang đầu tư lớn cho việc phát triển các vũ khí tự động hoạt động trên không, trên biển và trên bộ. Dù hoạt động này chưa thực sự bùng nổ nhưng nhiều nước khác cũng đang bắt đầu nghiên cứu việc phát triển những loại vũ khí này.

Trong khi đó, ngày càng nhiều nước cùng nhận thức trách nhiệm hành động ngăn chặn hoàn toàn các loại vũ khí tự động. Các chính phủ đã bày tỏ quan ngại về việc đưa những loại máy móc tự động vào các cuộc xung đột, sát hại con người và mong muốn đảm bảo con người có quyền kiểm soát với những loại vũ khí này.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng và cản trở các nỗ lực ngoại giao, con người cần được chuẩn bị để có thể ứng phó khẩn cấp với những mối đe dọa từ bên ngoài, trong đó có cả các loại máy móc hủy diệt. Việc có một cơ chế quản lý những vũ khí này là điều không cần bàn cãi, nhưng vấn đề thời điểm và cách thức xây dựng cơ chế là điều cần phải sớm được đưa ra thảo luận.

Giám đốc phụ trách mảng vũ khí của HRW Steve Goose cảnh báo, công nghệ rõ ràng đang vươn tới những lĩnh vực mà các nỗ lực ngoại giao có thể sẽ không mang lại kết quả và không thể theo kịp.

Khảo sát của HRW được đưa ra trước thềm Hội nghị Công ước Liên hợp quốc về vũ khí thông thường (CCW) vốn dự kiến diễn ra tại Geneva (Thụy Sỹ). Theo kế hoạch ban đầu, hội nghị sẽ diễn ra vào ngày 17/8 tới, song đã bị hoãn đến cuối năm nay do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]