Ngày 20/4, Chính phủ Iran đã cho phép nối lại thêm nhiều hoạt động kinh tế sau quyết định mở cửa trở lại các doanh nghiệp theo lộ trình các hoạt động kinh tế và xã hội trong 10 ngày qua.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chính phủ Iran cho phép thêm nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại

Ngày 20/4, Chính phủ Iran đã cho phép nối lại thêm nhiều hoạt động kinh tế sau quyết định mở cửa trở lại các doanh nghiệp theo lộ trình các hoạt động kinh tế và xã hội trong 10 ngày qua.

Chính phủ Iran cho phép thêm nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lạiTình nguyện viên phun thuốc khử trùng tại một khu chợ ở Tehran, Iran ngày 31/3/2020 nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 . (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo số liệu của chính phủ, Iran đã “đóng băng” tất cả các hoạt động kinh tế không thiết yếu kể từ giữa tháng Ba nhằm hạn chế tốc độ lây lan của dịch COVID-19.

Vài tuần sau khi dịch bùng phát, nước này mới nhìn thấy “ánh sáng cuối đường hầm” khi số ca tử vong đã giảm dần trong gần một tuần qua.

Giới chức Iran cho rằng nền kinh tế vốn chịu nhiều tổn thất do các lệnh cấm vận của phương Tây này không thể tiếp tục đóng cửa.

Tổng thống Hassan Rouhani đã cho phép các doanh nghiệp thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm thấp hoạt động trở lại từ ngày 11/4.

Cụ thể, một số gian hàng và cửa hiệu bán đồ tạp hóa được phép tiếp tục hoạt động như một phần trong kế hoạch từng bước nối lại các hoạt động kinh tế của quốc gia Hồi giáo này.

Ngoài ra, gần như tất cả doanh nghiệp bán lẻ tại Tajrish Bazaar, phía Bắc thủ đô Tehran cũng đã hoạt động trở lại.

Mặc dù vậy, Bộ Y tế nước này vẫn đã kêu gọi người dân cảnh giác khi dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát.

Trong bối cảnh một số doanh nghiệp hoạt động trở lại, việc theo dõi sức khỏe cộng đồng và đảm bảo giãn cách xã hội vẫn cần thiết hơn bao giờ hết.

Trong bối cảnh lệnh phong tỏa chống dịch bệnh đang tác động đến hầu hết các doanh nghiệp trên thế giới, các dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dường như đang đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi chính quyền đổ tiền vào các dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Các quốc gia Arab vùng Vịnh, vốn 80-90% nhu cầu lương thực là nhập khẩu, từ nhiều năm qua đã đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực nông nghiệp ở nước ngoài nhằm đảm bảo nguồn an ninh lương thực.

Khi dịch bệnh COVID-19 lan nhanh gây áp lực lên chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu và các nước sản xuất nông nghiệp dọa ngừng xuất khẩu, cũng là lúc các nhà sản xuất trong nước hy vọng họ có thể đóng một vai trò lớn hơn.

Ông Omar al-Jundi, Giám đốc điều hành Badia Farms, một doanh nghiệp cung cấp rau xanh có trụ sở tại Dubai, nêu rõ: “Nhu cầu đối với sản phẩm được nuôi trồng tại địa phương đang này càng lớn, trong khi nguồn cung thực phẩm nhập khẩu bị gián đoạn do các lệnh đóng cửa biên giới và vận tải hàng không tê liệt.”

Theo ông, thế giới đã thay đổi cùng với diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp và từ quan điểm vĩ mô, chính phủ sẽ buộc phải nội địa hóa một số ngành công nghiệp nhất định, như nông nghiệp, để đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]