Ngày 14/10, chính quyền đảo Bali của Indonesia đã cho phép nối lại các chuyến bay quốc tế đến từ một số quốc gia nhất định, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp, nhằm từng bước mở cửa để đón du khách trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng này. Tuy nhiên, chưa có chuyến bay quốc tế nào ngay trong ngày 14/10.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Bali nối lại các chuyến bay quốc tế, Costa Rica nới lỏng hạn chế

Ngày 14/10, chính quyền đảo Bali của Indonesia đã cho phép nối lại các chuyến bay quốc tế đến từ một số quốc gia nhất định, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp, nhằm từng bước mở cửa để đón du khách trở lại hòn đảo nghỉ dưỡng này. Tuy nhiên, chưa có chuyến bay quốc tế nào ngay trong ngày 14/10.

Bali nối lại các chuyến bay quốc tế, Costa Rica nới lỏng hạn chếCác nhân viên sân bay tại khu vực ga quốc tế của sân bay Ngurah Rai trên đảo Bali (Indonesia), ngày 14/10/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo giới chức đảo Bali, khu du lịch vốn chịu thiệt hại nặng nề do các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 , du khách nước ngoài khi đến nghỉ dưỡng tại hòn đảo này cần phải xuất trình giấy chứng nhận đã tiêm vaccine , cách ly tại khách sạn trong vòng 5 ngày và tuân thủ những yêu cầu nghiêm ngặt về thị thực theo quy định nhập cảnh mới đối với khách du lịch nước ngoài.

Sân bay quốc tế Ngurah Rai trên đảo Bali đã mở cửa cho du khách đến từ 19 quốc gia, trong đó có Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và New Zealand.

Tuy nhiên, kế hoạch mở cửa trở lại một phần này không có du khách đến từ Australia, một trong những nguồn khách du lịch chính đến Bali vào thời điểm trước khi xảy ra đại dịch.

Giới chức Indonesia bắt đầu nới lỏng dần dần các biện pháp phong tỏa sau khi số ca nhiễm và tử vong theo ngày giảm trên toàn quốc nhờ các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt cùng với chiến dịch tiêm chủng vaccine.

Indonesia vừa cán mốc tiêm 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trở thành quốc gia đứng thứ 5 thế giới về tổng số liều vaccine đã được tiêm. Số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày ở Indonesia đã giảm khoảng gần 30 lần, hiện trung bình 1.700 ca mới/ngày.

Với nhận định rằng COVID-19 tại Indonesia có thể trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022, chính phủ nước này đã xây dựng lộ trình chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu, chuẩn bị lộ trình “bình thường mới” để triển khai khi đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

Costa Rica giảm dần các biện pháp hạn chế

Tại Costa Rica, Tổng thống Carlos Alvarado ngày 13/10 thông báo kế hoạch nới lỏng có trách nhiệm và từng bước những biện pháp hạn chế phòng ngừa đại dịch COVID-19 trong thời gian còn lại của năm 2021.

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, trong buổi họp báo chính thức tại Phủ Tổng thống, ông Alvarado cho biết kế hoạch mang tên “Mở cửa từng bước có trách nhiệm” sẽ bắt đầu từ ngày 16/10 tới và dựa trên cơ sở là tình hình dịch bệnh tại Costa Rica đã khả quan hơn.

Kế hoạch này bao gồm việc kéo dài thời gian cho phép lưu thông các phương tiện vận tải, tăng số người có mặt tại các cơ sở công cộng, đặc biệt với những người đã tiêm đủ liều, và cho phép mở rộng các hoạt động kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, Tổng thống Alvarado cũng kêu gọi người dân không mất cảnh giác và tiếp tục tuân thủ những quy định y tế về phòng chống COVID-19, như sử dụng khẩu trang, rửa tay thường xuyên, duy trì giãn cách xã hội và trên hết là thực hiện tiêm chủng.

Nhà lãnh đạo này cũng nhấn mạnh kể từ ngày 1/12 tới, Costa Rica sẽ áp dụng quy định bắt buộc hoàn thành tiêm chủng 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 vì “mỗi người không tiêm chủng sẽ khiến những người khác bị nguy hiểm,” và coi đây là chìa khóa để tái kích hoạt nền kinh tế.

Hiện nay, trong số những người trên 12 tuổi tại Costa Rica (tuổi quy định được tiêm chủng), vẫn còn 750.000 người chưa chủng ngừa (dân số Costa Rica khoảng hơn 5 triệu người).

Theo AFP


Theo AFP

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]