Ngày 25/11, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton thông báo nước này đã tước quốc tịch của Abdul Nacer Benbrika - giáo sỹ Hồi giáo gốc Algeria đã bị kết tội cầm đầu nhóm khủng bố lên kế hoạch đánh bom nhằm vào một trận bóng đá ở thành phố Melbourne năm 2005.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Australia tước quốc tịch của kẻ lên kế hoạch vụ đánh bom tại Melbourne

Ngày 25/11, Bộ trưởng Nội vụ Australia Peter Dutton thông báo nước này đã tước quốc tịch của Abdul Nacer Benbrika - giáo sỹ Hồi giáo gốc Algeria đã bị kết tội cầm đầu nhóm khủng bố lên kế hoạch đánh bom nhằm vào một trận bóng đá ở thành phố Melbourne năm 2005.

Australia tước quốc tịch của kẻ lên kế hoạch vụ đánh bom tại MelbourneĐối tượng Abdul Nacer Benbrika. (Ảnh: ABC)

Đây là trường hợp đầu tiên bị tước quốc tịch khi vẫn đang sống tại trên lãnh thổ Australia. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Dutton nêu rõ: “Nếu đó là đối tượng gây ra mối đe dọa khủng bố đáng kể đối với đất nước chúng ta, chúng tôi sẽ làm mọi việc có thể theo luật pháp của Australia để bảo vệ người dân của mình”.

Benbrika đã bị kết án 15 năm tù với 3 tội danh, bao gồm chỉ đạo nhóm khủng bố, tham gia hoạt động khủng bố và sở hữu các tài liệu về âm mưu khủng bố . Hiện Benbrika vẫn đang bị giam giữ tại Australia, dù đối tượng này đã mãn hạn tù. Theo luật pháp Australia, cơ quan chức năng có quyền giam giữ thêm 3 năm đối với những đối tượng bị tội khủng bố, sau khi những đối tượng này chấp hành đầy đủ bản án.

Các luật sư của Benbrika đã kháng cáo về thời gian giam giữ bổ sung đối với thân chủ của mình, trong khi đó Benbrika cũng có 90 ngày để khiếu nại việc Chính phủ Australia hủy thị thực và quay trở lại Algeria.

Theo luật pháp Australia, việc tước quốc tịch công dân nước này sẽ chỉ áp dụng đối với những trường hợp mang hai quốc tịch, nhằm tránh đẩy người này rơi vào tình trạng không có quốc tịch sau đó.

Năm 2019, Australia đã áp dụng luật này để tước quốc tịch của Neil Prakash - người bị cáo buộc tuyển mộ các tay súng cho tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng, khi đó đang bị giam giữ tại Thổ Nhĩ Kỳ. Australia cho rằng Prakash là người mang hai quốc tịch, trong đó có quốc tịch Fiji. Tuy nhiên, phía Fiji đã bác bỏ điều này. Vụ việc đã khiến mối quan hệ Australia và Fiji xấu đi./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]