Ngày 29/1, một quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết hãng dược phẩm AstraZeneca đã đề nghị chuyển giao thêm cho EU 8 triệu liều vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng sản xuất, trong một động thái nhằm giải quyết tranh giữa hai bên về việc cung ứng vắcxin .

Tin liên quan

Đọc nhiều

AstraZeneca đề xuất tăng 8 triệu liều vắcxin cung cấp cho EU

Ngày 29/1, một quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết hãng dược phẩm AstraZeneca đã đề nghị chuyển giao thêm cho EU 8 triệu liều vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng sản xuất, trong một động thái nhằm giải quyết tranh giữa hai bên về việc cung ứng vắcxin .

AstraZeneca đề xuất tăng 8 triệu liều vắcxin cung cấp cho EU

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại Brussels, Bỉ, ngày 20/1/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)

Tuy nhiên, EU vẫn cho rằng như vậy là quá ít so với những cam kết ban đầu.

Tuần trước, công ty dược phẩm Anh-Thụy Điển này đã bất ngờ thông báo giảm nguồn cung vắcxin cho EU, viện dẫn những vấn đề trong quá trình sản xuất tại một nhà máy ở Bỉ.

Điều này đã khiến EU tức giận, bởi đồng nghĩa với việc AstraZeneca cắt giảm 60% lượng vắcxin đã thỏa thuận cung ứng, xuống còn 31 triệu liều trong giai đoạn từ nay đến cuối tháng Ba.

Một quan chức EU trực tiếp tham gia đàm phán cho biết AstraZeneca đã thông báo có thể tăng thêm 8 triệu liều, lên 39 triệu liều trong quý 1/2021, nhưng EU cho rằng như vậy vẫn chưa đủ.

Theo hợp đồng ký giữa EU với AstraZeneca hồi tháng 8/2020, công ty này phải cung cấp ít nhất 80 triệu liều vắcxin cho EU trong giai đoạn trên, thậm chí có thể là 120 triệu liều “tùy theo cách hiểu hợp đồng.”

Một quan chức khác của EU phát biểu tại họp báo ngày 27/1 cho biết công ty đã đề xuất từ nay đến tháng Ba sẽ cung cấp 1/4 lượng đã thỏa thuận.

Để bù lại lượng vắcxin giảm do các vấn đề nảy sinh ở nhà máy tại Bỉ, giới chức EU đề nghị AstraZeneca chuyển một phần trong số vắcxin sản xuất tại Anh sang cho EU.

Tuy nhiên, Giám đốc Điều hành AstraZeneca, Pascal Soriot cho biết các thỏa thuận hợp đồng với Anh không cho phép công ty làm việc này.

Anh đã ký với AstraZeneca hợp đồng nhận 100 triệu liều vắcxin từ trước khi công ty này ký thỏa thuận cung cấp ít nhất 300 triệu liều cho EU.

AstraZeneca đề xuất tăng 8 triệu liều vắcxin cung cấp cho EUVắcxin phòng COVID-19 do hãng được AstraZeneca và Đại học Oxford (Anh) phát triển. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tái khẳng định rằng hợp đồng với AstraZeneca có tính ràng buộc.

Giới chức EU cho biết thêm rằng theo hợp đồng, EU cam kết thanh toán 336 triệu euro cho AstraZeneca, hầu hết nhằm chi trả cho hoạt động sản xuất vắcxin tại 4 nhà máy, gồm 2 nhà máy của Oxford Biomedica và Cobra Biologics tại Anh cùng 2 nhà máy ở Đức và Bỉ.

Đến nay, EU vẫn chưa phê chuẩn vắcxin của AstraZeneca trong khi vắcxin này đang được sử dụng tại Anh.

Trong một diễn biến khác, EU đã lên tiếng khẳng định vắcxin của Pfizer không liên quan đến những ca tử vong sau khi tiêm phòng.

Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 29/1 cho biết việc tiêm vắcxin ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do hãng Pfizer/BioNTech sản xuất không có liên hệ với các ca tử vong sau khi tiêm phòng, đồng thời khẳng định không có các tác dụng phụ mới.

EMA đưa ra tuyên bố trên dựa vào các dữ liệu sơ bộ của việc tiêm loại vắcxin này.

Trước đó có tin hàng chục ca, chủ yếu là người cao tuổi, đã tử vong tại Na Uy và một số nước châu Âu khác sau khi được tiêm liều đầu tiên của vắcxin nói trên.

EMA đã điều tra nguyên nhân các ca tử vong này và kết luận rằng “dữ liệu không cho thấy có mối liên hệ nào với việc tiêm vắcxin Comirnaty (của Pfizer/BioNTech) và các ca tử vong trên không đặt ra lo ngại về an toàn.”

Đây là khuyến cáo cập nhật đầu tiên của EMA kể từ khi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu chiến dịch tiêm phòng tháng 12/2020.

EMA cho biết nhìn chung, các dữ liệu “phù hợp với hồ sơ về độ an toàn của vắcxin, và không có tác dụng phụ mới nào được ghi nhận.”

Theo EMA, các báo cáo về những ca dị ứng phản vệ không vượt quá mức được xác định là “tác dụng phụ.”

EMA khẳng định: “Lợi ích của vắcxin Comirnaty trong việc ngăn chặn dịch vượt qua các nguy cơ, và không có thay đổi nào được khuyến cáo liên quan đến việc sử dụng vắcxin.”

Đến nay, EMA đã phê chuẩn 2 loại vắcxin, của Pfizer/BioNTech và Moderna. Dự kiến cơ quan này sẽ đưa ra quyết định đối với loại vắcxin thứ ba, của hãng AstraZeneca, trong ngày 29/1.

Liên quan vắcxin của AstraZeneca, Đức khuyến cáo rằng chỉ nên tiêm cho người dưới 65 tuổi.

Cũng trong diễn biến liên quan đến vắcxin của AstraZeneca, theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt cho biết đến nay, Cơ quan quản lý sản phẩm điều trị (TGA) Australia chưa thấy có bất kỳ rủi ro nào trong việc tiêm vắcxin của AstraZeneca đối với người trên 65 tuổi.

Ông Hunt cũng cho biết thêm nếu TGA phát hiện vắcxin của AstraZeneca có vấn đề gì trong việc phòng bệnh cho người cao tuổi, Australia vẫn có đủ vắcxin để tiêm cho người dân trong mọi hoàn cảnh.

Theo người đứng đầu ngành y tế của Australia, hiện chính phủ nước này có tổng cộng 140 triệu liều vắcxin cho dân số 25,5 triệu người, với hai liều cho mỗi người, và đang khẩn trương chuẩn bị khoảng 1.000 điểm tiêm phòng trên toàn quốc.

Chính phủ Australia dự kiến triển khai chiến dịch tiêm phòng với vắcxin của Pfizer/BioNtech từ cuối tháng Hai cho khoảng 80.000 người mỗi tuần, và hoàn thành vào tháng 10.

Theo THX


Theo THX

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]