Tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ở khu vực thành thị của Ấn Độ đang nhanh hơn rất nhiều so với vùng nông thôn, nơi có hàng trăm triệu người đang sinh sống. Điều này phản ánh tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng trong chiến dịch tiêm chủng của quốc gia Nam Á này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ấn Độ: Chênh lệch lớn về tốc độ tiêm vaccine ở thành thị và nông thôn

Tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 ở khu vực thành thị của Ấn Độ đang nhanh hơn rất nhiều so với vùng nông thôn, nơi có hàng trăm triệu người đang sinh sống. Điều này phản ánh tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng trong chiến dịch tiêm chủng của quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ: Chênh lệch lớn về tốc độ tiêm vaccine ở thành thị và nông thônẢnh minh họa (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo số liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ, tại 114 khu vực kém phát triển nhất của Ấn Độ - nơi sinh sống của khoảng 176 triệu người, mới chỉ có tổng cộng 23 triệu liều vaccine được tiêm cho người dân. Con số này bằng với số liều vaccine đã được tiêm tại 9 thành phố lớn gồm New Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai, Bengaluru, Hyderabad, Pune, Thane và Nagpur.

Sự chênh lệch thậm chí còn lớn hơn vào tháng trước, sau khi chính phủ cho phép người trưởng thành dưới 45 tuổi được tiêm vaccine tại các bệnh viện tư nhân, một ưu đãi dành cho cư dân thành thị.

Dữ liệu từ cổng tiêm chủng Co-WIN của chính phủ cho thấy trong 4 tuần đầu tiên của tháng trước, 9 thành phố trên đã tiêm nhiều hơn 16% số liều vaccine so với các khu vực nông thôn gộp lại.

Trong tuyên bố cuối tuần trước, Bộ Y tế và phúc lợi gia đình Ấn Độ đã chỉ trích các báo cáo về tình trạng bất bình đẳng trong việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Ấn Độ là “không chính xác và mang tính chất suy đoán”. Bộ trên khẳng định chiến lược tiêm chủng COVID-19 quốc gia đang được đẩy mạnh và đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận vaccine.

Các thành phố nhỏ hơn cũng nhận được số liều vaccine tương đương với các thành phố lớn khác. Bộ cho biết đã yêu cầu các bang có ít bệnh viện tư nhân hơn tiến hành đánh giá chiến dịch tiêm chủng và khuyến khích một số bệnh viện do chính phủ ủy quyền tìm kiếm các thỏa thuận với các công ty sản xuất vaccine nếu cần thiết.

Kể từ khi chiến dịch tiêm chủng được triển khai hồi giữa tháng 1 vừa qua, Ấn Độ đã tiêm hơn 222 triệu liều vaccine cho người dân, song mới chỉ chưa đến 5% trong số 950 triệu người trưởng thành được tiêm đủ 2 liều. Vùng nông thôn Ấn Độ là nơi sinh sống của hơn 70% trong số 1,35 tỷ dân của nước này.

Cuối tháng 5, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã chỉ trích cách triển khai chương trình tiêm chủng của chính phủ, đồng thời yêu cầu chính phủ cung cấp bảng thống kê số liều vaccine được tiêm tại các vùng nông thôn và thành thị.

Tòa cho rằng có sự phân phối không đồng đều vaccine ngừa COVID-19 cho các bệnh viện tư nhân trên cả nước và thường các thành phố lớn hơn với dân số đông được tiếp nhận nhiều vaccine hơn so với các vùng nông thôn.

Do đó, các bệnh viện tư nhân có thể ưu tiên bán vaccine trực tiếp cho các tập đoàn tư nhân muốn tiêm chủng cho nhân viên của họ vì điều này có lợi hơn.

Ngày 7/6, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết đã ghi nhận 100.636 ca mắc mới COVID-19, mức thấp nhất trong 62 ngày qua và nâng tổng số ca nhiễm lên 28,9 triệu, trong đó có 349.186 ca tử vong, tăng thêm 2.427 ca. Đây cũng là ngày thứ 25 liên tiếp số ca phục hồi nhiều hơn số ca nhiễm mới.

Trước thực tế là số ca nhiễm mới đã giảm mạnh từ mức cao điểm hơn 400.000 ca/ngày hồi đầu tháng 5, thủ đô New Delhi cũng như nhiều thành phố khác đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế để từng bước nối lại hoạt động đi lại và kinh doanh từ ngày 7/6./.

(TTXVN/Vietnam+)


(TTXVN/Vietnam+)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]