Trang mạng 38 North chuyên theo dõi về Triều Tiên cho biết bãi thử hạt nhân của Triều Tiên có thể chưa bị phá bỏ hoàn toàn, theo đó, các hình ảnh quan sát qua vệ tinh cho thấy các tòa nhà và đường sá tại địa điểm này vẫn còn nguyên.

Tin liên quan

Đọc nhiều

38 North: Khả năng bãi thử hạt nhân của Triều Tiên chưa bị phá bỏ

Trang mạng 38 North chuyên theo dõi về Triều Tiên cho biết bãi thử hạt nhân của Triều Tiên có thể chưa bị phá bỏ hoàn toàn, theo đó, các hình ảnh quan sát qua vệ tinh cho thấy các tòa nhà và đường sá tại địa điểm này vẫn còn nguyên.

Một bài viết trên trang mạng nhận định dường như bãi thử hạt nhân ở Punggye-ri ít nhất vẫn hoạt động một phần, mặc dù Triều Tiên đã tiến hành phá hủy các lối vào đường hầm ở cơ sở này hồi tháng Năm vừa qua. Theo bài viết, bên cạnh các hoạt động được khôi phục tại Khu vực hỗ trợ hành chính đã bị phá hủy trước đây tại khu vực này, các hình ảnh qua vệ tinh từ cuối tháng 11 vừa qua cho thấy hai tòa nhà lớn nhất tại Trung tâm chỉ huy cũng như một số cơ sở hỗ trợ gần đó dành cho nhân viên và lực lượng an ninh vẫn còn nguyên. Vì vậy, bài viết cho rằng đây là những dấu hiệu bãi thử hạt nhân Punggye-ri chỉ tạm thời bị bỏ hoang và có thể hoạt động trở lại. Hồi tháng Năm vừa qua, Triều Tiên đã tiến hành dỡ bỏ cơ sở hạt nhân Punggye-ri trước sự chứng kiến của các nhà báo nước ngoài, trong một động thái thể hiện cam kết của Bình Nhưỡng hướng tới dỡ bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng Sáu. Bãi thử Punggye-ri là nơi Triều Tiên đã tiến hành tất cả 6 vụ thử hạt nhân của nước này, trong đó lần gần nhất là vào tháng 9/2017. Trong cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hồi tháng 10 vừa qua, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã mời các thanh sát viên đến thăm bãi thử hạt nhân Punggye-ri để xác minh cơ sở này đã bị dỡ bỏ theo đúng tiêu chí "không thể đảo ngược." Từ đó đến nay chưa ghi nhận động thái tiếp theo nào. Quan hệ Mỹ-Triều đã có những dấu hiệu tích cực kể từ sau cuộc gặp thượng đỉnh ngày 12/6 vừa qua ở Singapore. Tại cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ký một tuyên bố chung, theo đó Bình Nhưỡng cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn đổi lấy đảm bảo an ninh từ Washington. Tuy nhiên, từ sau cuộc gặp này, các cuộc đàm phán Mỹ-Triều rơi vào bế tắc do hai bên còn nhiều khác biệt liên quan đến quy mô phi hạt nhân hóa, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và tuyên bố chính thức kết thúc cuộc Chiến tranh Triều Tiên./.


Theo TTXVN/Yonhap

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]