(Baothanhhoa.vn) - Việc kiểm soát tốc độ gia tăng, đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương.

Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Việc kiểm soát tốc độ gia tăng, đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng dân số, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương.

Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Hội nghị triển khai công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa năm 2023.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân

Những năm qua, nhờ sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể; công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực: Quy mô, cơ cấu, chất lượng và phân bố dân số. Tuy nhiên, hiện nay Thanh Hóa vẫn là tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh còn cao. Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” được triển khai trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhất là các địa phương có tỷ số giới tính khi sinh cao.

Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Giảm thiếu MCBGTKS góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. (Ảnh minh họa: Các em học sinh điểm trường Cha Khót, Trường Tiểu học Na Mèo, Quan Sơn trong giờ học).

Trong giai đoạn 2016-2020, đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” được triển khai trên địa bàn 200 xã, thị trấn của 20 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Với sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành đoàn thể và sự cố gắng nỗ lực của cán bộ trong toàn hệ thống DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở, đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.

Công tác truyền thông được triển khai kịp thời, đa dạng với nhiều hình thức phong phú, có tác động tích cực đến nhận thức của Nhân dân và các ban, ngành đoàn thể các cấp trong việc kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh đạt chỉ tiêu đề ra.

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên. Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” tiếp tục được triển khai thực hiện, mở rộng ở 249 xã/27 huyện, thị xã, thành phố, phấn đấu mục tiêu giảm tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh dưới mức 112 bé trai/100 bé gái vào năm 2025.

Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cấp phát hàng nghìn tờ rơi, tài liệu hỏi đáp về MCBGTKS đến địa phương, người dân.

Để đạt được mục tiêu trên, các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, tư liệu, sản phẩm truyền thông tiếp tục được chú trọng. Hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ ba, giúp nhau phát triển kinh tế được duy trì và nâng cao chất lượng. Công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai các hoạt động của đề án, thực thi các quy định của pháp luật về nghiêm cấm việc cung cấp dịch vụ liên quan đến lựa chọn giới tính khi sinh được tăng cường.

Thời gian qua, Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa đã ban hành các công văn hướng dẫn thực hiện công tác truyền thông dân số tới trung tâm y tế 27 huyện, thị, thành phố. Từ tỉnh đến huyện đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền, trong đó Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh xây dựng các cụm panô, nhân bản hàng nghìn tờ rơi, cuốn sách, sản xuất poster, treo băng zôn tuyên truyền về công tác dân số, giới thiệu sản phẩm dịch vụ KHHGĐ (riêng năm 2022, đã nhân bản hơn 97.000 tờ rơi, 4.242 cuốn sách, sản xuất gần 100 poster, hơn 200 băng zôn tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ).

Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về công tác truyền thông cho cộng tác viên dân số cơ sở; tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về chính sách DS-KHHGĐ tới cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể cấp huyện, xã.

Tổ chức thực hiện chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp với các vùng, đối tượng bằng việc tổ chức hội nghị cung cấp thông tin cho lãnh đạo các sở, ban, ngành tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện sinh ít con ở các huyện có mức sinh cao. Duy trì kết quả ở những huyện đạt mức sinh thay thế, sinh đủ hai con ở những nơi có mức sinh thấp. Tổ chức đào tạo tập huấn, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tổ chức chiến dịch tăng cường công tác tuyên truyền, lồng ghép cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, đồng thời cung cấp kiến thức về lợi ích việc sinh ít con đối với phát triển KT-XH và nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc đến vùng có mức sinh cao và khó khăn. Kiểm tra, giám sát các hoạt động về việc điều chỉnh mức sinh ở các cấp để có các giải pháp điều chỉnh.

Năm 2022, ngành dân số đã vận động Nhân dân thực hiện giảm sinh ở vùng có mức sinh cao tại 85 xã, thuộc 11 huyện gồm: Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nông Cống, Vĩnh Lộc, Như Thanh, Cẩm Thủy, Như Xuân, Thường Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, thị xã Nghi Sơn.

Tập trung giảm sinh ở những vùng có mức sinh cao

Tại cơ sở, hằng năm, Trung tâm y tế 27 huyện, thị, thành phố đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền, đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; chủ động ban hành công văn hướng dẫn định hướng thực hiện công tác tuyên truyền, vận động về dân số cho các xã, phường, thị trấn.

Trung tâm y tế các huyện, trạm y tế xã tổ chức biên soạn bài tuyên truyền trên hệ thống loa phát thanh với các nội dung tuyên truyền về tình trạng MCBGTKS, sức khỏe sinh sản, sàng lọc trước sinh và sơ sinh (riêng năm 2022 có 1.118 bài tuyên truyền, với 4.472 lần phát thanh). Tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về dân số và phát triển cho các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân trên địa bàn (riêng năm 2022 đã có 3.169 lượt người tham gia).

Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

Huyện Đông Sơn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Là huyện đồng bằng, có dân số đông, những năm qua, huyện Đông Sơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng MCBGTKS. Mục tiêu là khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực, nâng cao chất lượng dân số.

Trung tâm Y tế huyện Đông Sơn đã chỉ đạo các trạm y tế xã, thị trấn triển khai thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Các trạm y tế phối hợp với hội phụ nữ tham mưu cho UBND xã ra quyết định kiện toàn, thành lập mới các câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ ba, biên tập các bài phát thanh tuyên truyền trên phương tiện loa phát thanh...

Năm 2023, Trung tâm y tế huyện phối hợp tổ chức 8 cuộc tuyên truyền cho hơn 400 nam/nữ chuẩn bị kết hôn và đã sinh con theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đã tổ chức 8 cuộc sinh hoạt cho hơn 400 phụ nữ sinh con một bề là gái tại các xã trên địa bàn.

Ông Lê Bá Thắng, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Thanh Hóa cho biết: Năm 2023, ngành DS-KHHGĐ Thanh Hóa đề ra mục tiêu là tập trung giảm sinh ở những vùng có mức sinh cao. Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, khống chế tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh. Chỉ tiêu dân số trung bình của tỉnh là 3.785.200 người. Đề án “Kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh” giai đoạn 2021-2025, góp phần nâng cao chất lượng dân số, khắc phục tình trạng MCBGTKS. Năm 2021, tỷ số giới tính khi sinh tỉnh Thanh Hóa là 113,5 bé trai/100 bé gái. Năm 2022, dân số trung bình của tỉnh đạt 3.751.500 người; tỷ số giới tính khi sinh đã giảm còn 113 bé trai/100 bé gái, tỷ lệ sàng lọc trước sinh 62%, tổng số người mới sử dụng các biện pháp tránh thai là 113.505 người. Năm 2023, Thanh Hóa phấn đấu tỷ số giới tính khi sinh giảm còn 112,8 bé trai/100 bé gái.

Với mục tiêu chung là tiếp tục giảm sinh nhằm duy trì bền vững mức sinh thay thế, giảm thiểu tình trạng MCBGTKS để đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, trong thời gian tới, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền; nâng cao trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp với các ngành, đoàn thể và tổ chức xã hội về công tác dân số.

Đề xuất với các địa phương tiếp tục lồng ghép các nội dung công tác DS-KHHGĐ vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương. Tiếp tục ổn định tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là ở cấp xã và cộng tác viên dân số, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về dân số và phát triển.

Nâng cao năng lực hoạt động của ban chỉ đạo thực hiện công tác dân số và phát triển cấp tỉnh, huyện xã, của các ngành thành viên, huy động toàn hệ thống chính trị tham gia công tác dân số.

“Ngành dân số tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, trong đó phân vùng theo mức sinh, tỷ số giới tính khi sinh và theo chất lượng dân số để có nội dung, hình thức truyền thông phù hợp. Tăng cường cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người sử dụng về các biện pháp tránh thai. Chú trọng đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao trình độ cán bộ y tế, tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ. Tăng cường thực hiện pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn gới tính thai nhi; thực hiện các chính sách hỗ trợ nữ giới, hỗ trợ những gia đình sinh con một bề là nữ...Từ đó, nâng cao chất lượng dân số, góp phần vào sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh”, ông Lê Bá Thắng cho biết.

Bài và ảnh: Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh
    Thanh Hoá triển khai các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính ...

    Các cấp, các ngành, địa phương tại Thanh Hoá đang thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

  • Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh
    Nỗ lực kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh

    Là tỉnh có số dân đông với 3.496.600 người, đứng thứ 3 cả nước, để kịp thời kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS), Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều biện pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

  • Thanh Hóa tăng cường các giải pháp kiểm soát tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh
    Nỗ lực giảm mất cân bằng giới tính khi sinh

    Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) gây ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến sự phát triển bền vững về cơ cấu dân số, chất lượng dân số. Trong những năm qua, Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, góp phần kiểm soát có hiệu quả tốc độ gia tăng tỷ số giới tính, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.


Bài và ảnh: Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]