Thách thức và cơ hội của báo chí trong kỷ nguyên số
Báo Thanh Niên ra đời ngày 21/6/1925 đặt nền tảng cho sự hình thành và phát triển của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Là lực lượng tiên phong, xung kích trên mặt trận chính trị, tư tưởng, văn hóa của Đảng ta, báo chí cách mạng đã trở thành vũ khí sắc bén, thức tỉnh quần chúng, “tuyên truyền, huấn luyện, giáo dục, tổ chức”, cổ vũ các tầng lớp Nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất đất nước. Trong công cuộc đổi mới, báo chí ngày càng thể hiện rõ là lực lượng quan trọng tham gia quản lý đất nước, quản lý xã hội, vì sự tiến bộ của xã hội.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Trung Lý (Mường Lát) đọc báo trong giờ giải lao. Ảnh: Ngọc Huấn
Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ và xã hội số đang đặt ra những thách thức và cơ hội không nhỏ cho báo chí. Công chúng báo chí từ vai trò tiếp nhận bị động đã dần chuyển sang chủ động. Các thiết bị công nghệ cầm tay và sự đa dạng, phong phú của các mạng xã hội đã giúp cho người dùng tự tạo nội dung, tạo ra những “nhà báo công dân”, và báo chí không thể cạnh tranh về tốc độ thông tin trên Facebook, Youtube, Twitter, Instagram, Tiktok... từng giây, từng phút.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu cấp bách với các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo là phải nhận diện đầy đủ những khó khăn, thách thức để khắc phục, nhìn thấy những cơ hội và lợi thế của báo chí trong xu thế phát triển mới của truyền thông hiện đại để thích ứng, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng. Trong khi mạng xã hội phát tán thông tin chưa qua kiểm định, báo chí chính thống phải làm tốt nhiệm vụ là bộ lọc thông tin, kiểm chứng, cung cấp thông tin chính xác, trung thực tới người đọc, nghe, xem. Báo chí khai thác những ưu thế từ mạng xã hội để thu thập nguồn tin, chủ động tiếp cận người dùng qua nhiều kênh, đáp ứng nhu cầu phong phú, đa dạng của các đối tượng công chúng. Đồng thời lan tỏa dòng chảy thông tin tích cực trên các nền tảng mạng xã hội, tạo đồng thuận và niềm tin xã hội.
Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ với những mục tiêu cụ thể, giải pháp đồng bộ là cơ sở quan trọng để các cơ quan báo chí và những người làm báo đang thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình chuyển đổi số trong các cơ quan báo chí. Mục tiêu đến năm 2030, 100% cơ quan báo chí đưa nội dung lên các nền tảng số. Trên 90% cơ quan báo chí sử dụng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để tối ưu hóa hoạt động. 100% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ và các mô hình phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới, sản xuất nội dung theo xu hướng báo chí số. Thực hiện hiệu quả chiến lược chuyển đổi số báo chí là sự cụ thể hóa mục tiêu xây dựng nền báo chí, truyền thông theo hướng chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại đã được đề ra trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Để từ đó, báo chí cách mạng làm tốt vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin báo chí trên không gian mạng; làm tốt sứ mệnh thông tin tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của quê hương, đất nước.
Thanh Hóa
- 2024-11-19 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 19/11
- 2024-11-19 18:00:00
[Bản tin 18h] Ngành đường sắt lý giải giá vé tàu Tết tăng
- 2024-06-20 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 20/6/2024
Hôm nay, Quốc hội bàn thảo về quy hoạch Thủ đô và nhiều dự án luật quan trọng
Bản tin Tài chính ngày 20/6: Giá vàng chờ “đèn xanh” để cất cánh
Điểm nóng 20/6: Phát hiện Cảnh sát lập khống hồ sơ vụ cháy làm 32 người chết
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 20/6
Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Xử phạt 45 triệu đồng đối với Phòng khám 400 cơ sở 1 và Phòng khám 400 cơ sở 2
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cẩm Thuỷ lần thứ IV
[Bản tin 18h]: Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và trao Giải báo chí Trần Mai Ninh năm 2023
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa tham gia thảo luận tại tổ nhiều nội dung quan trọng