“Tết xưa, làng cổ” Xuân Giáp Thìn năm 2024
Sáng 4/2 (tức ngày 25 tháng Chạp năm Quý Mão), tại Làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng), UBND TP Thanh Hóa đã tổ chức chương trình “Tết xưa, làng cổ” Xuân Giáp Thìn năm 2024 với nhiều hoạt động đặc sắc.
Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai mạc “Tết xưa, làng cổ” Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Tham gia chương trình, người dân và du khách đã được trải nghiệm phiên chợ tết xưa của người Việt; hòa mình vào khung cảnh hối hả, rực rỡ sắc màu để sắm tết.
Bên cạnh đó là nhiều hoạt động đặc sắc như trình diễn văn nghệ; tổ chức ẩm thực; trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm, với món ăn đặc trưng như bánh cuốn, bánh xèo, bánh lá, bánh nếp, bánh dầy, bánh đúc, cháo lươn, bún chả, xôi ngũ sắc, ngô, khoai, sắn...
Đại biểu tham quan các gian hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản của phường Hàm Rồng và TP Thanh Hóa.
Bên cạnh đó là các gian bày bán các sản phẩm nông sản, thực phẩm, rau, quả an toàn và các sản phẩm phục vụ ngày tết như bánh chưng, rượu quê, Cao Sơn Dương, chè vằng, rau má; quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP của phường Hàm Rồng.
Những sản phẩm của người dân Làng cổ Đông Sơn được giới thiệu, bày bán phục vụ nhu cầu mua sắm của du khách.
Người dân và du khách còn được tham gia các trò chơi, trò diễn dân gian như bịt mắt đập nồi, cà kheo, chọi gà, ném còn, cờ tướng, cờ người, đánh chuyền...; giao lưu văn hóa - văn nghệ.
Tại đây còn có không gian “Trình diễn thư pháp và cho chữ ngày tết”, “Ca trù”, thi “Chọi gà”...
Phiên chợ quê được tái hiện sinh động tại chương trình.
Điểm nhấn của “Tết xưa, làng cổ” đó là các điểm check in được trang trí mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống của Tết Nguyên đán và mang đặc trưng của làng cổ Đông Sơn. Bên cạnh đó là gian nhà tre được thiết kế theo hình thức cổ xưa, trưng bày các đồ dùng như nồi, niêu, chum, bàn ghế tre, cối giã gạo và bụi chuối, cây nấm rơm, chum, vại...
Các món ăn ngon phục vụ du khách tại chương trình
Du khách thưởng thức các món ăn mang đậm hương vị xứ Thanh.
Trình diễn hát văn tại chương trình.
Trình diễn thư pháp và cho chữ ngày tết.
Người dân và du khách thích thú ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Đây là năm thứ hai chương trình được tổ chức, qua đó không ngừng quảng bá tiềm năng, thế mạnh về du lịch địa phương, đồng thời tiếp tục khẳng định Chương trình “Tết xưa làng cổ” là sản phẩm du lịch đặc sắc của phường Hàm Rồng nói riêng và TP Thanh Hóa nói chung.
Đường chính trong Làng cổ Đông Sơn được trang trí đẹp với những chiếc đèn lồng truyền thống.
Các ngõ trong Làng cổ Đông Sơn được trang trí đẹp để người dân và du khách chụp ảnh lưu niệm.
Nhân dịp này, TP Thanh Hóa và các doanh nghiệp đã trao tặng những suất quà tết ý nghĩa cho các hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn của phường Hàm Rồng.
Chương trình “Tết xưa, Làng cổ” xuân Giáp Thìn 2024 sẽ diễn ra đến hết ngày 14/2 (tức ngày mồng 5 tháng Giêng, năm Giáp Thìn).
Mạnh Cường
{name} - {time}
-
2024-11-21 21:16:00
Những người “giữ hồn” di sản văn hóa (Bài 1): Chuyện về những “báu vật sống”
-
2024-11-21 16:11:00
Thị trấn tại Mỹ hai tháng không nhìn thấy ánh nắng Mặt Trời
-
2024-02-03 19:00:00
[Podcast] Truyện ngắn: Áo mới hoa đào
Thành Sơn gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch
[E-Magazine] - Ký ức mùi vị: Một thời chợ tết
Gìn giữ văn hóa từ hương ước, quy ước làng
Trưng bày chuyên đề “Những cổ vật trang trí rồng tại Bảo tàng Thanh Hóa” và “Nghề làm hương truyền thống”
Độc đáo Lễ thượng nêu tại Di sản Thành Nhà Hồ
[Podcast] - Tản văn: Mùi già nghĩa là mùa xuân đến
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra hoạt động mê tín dị đoan dịp Tết Nguyên đán
Tôn tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới tại Tây Ninh có gì đặc biệt?
Show diễn chưa từng có trong tiền lệ ra mắt tại Phú Quốc, sân khấu 5.000 chỗ kín khách