TCVM Thanh Hóa góp phần thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện
Tại Việt Nam, tài chính vi mô (TCVM) được xác định là một trụ cột để thúc đẩy tài chính toàn diện. Bám sát định hướng, mục tiêu, nêu cao sứ mệnh, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã và đang nỗ lực triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 22/1/2020.
Tổng Giám đốc Tổ chức TCVM Thanh Hóa Nguyễn Hải Đường trả lời phỏng vấn báo chí bên lề tọa đàm.
Trụ cột thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia
TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đến phân khúc người nghèo, cận nghèo, người thu nhập thấp, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ - là phân khúc chưa hoặc khó tiếp cận tới dịch vụ của các tổ chức tài chính truyền thống. Tại buổi tọa đàm với chủ đề: “TCVM cho thúc đẩy tài chính toàn diện - thực trạng và giải pháp” do Viện Chiến lược ngân hàng tổ chức vào tháng 5 vừa qua, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đi sâu, tập trung thảo luận, đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện thực tiễn hoạt động của một số tổ chức, chương trình, dự án TCVM cũng như thực trạng tiếp cận tài chính của các khách hàng TCVM; phân tích hành lang pháp lý; kinh nghiệm quốc tế; đề xuất các giải pháp để tiếp tục phát triển hoạt động TCVM ở nước ta. Trong đó, các ý kiến đều khẳng định: Các tổ chức TCVM Thanh Hóa đã và đang phát huy tốt vai trò, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Mạng lưới hoạt động TCVM gần dân, phục vụ tốt, nhanh chóng nhu cầu của những người nghèo, thu nhập thấp, người yếu thế, phụ nữ, người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ góp phần gia tăng tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính tại Việt Nam.
Nhờ gắn kết và hiểu rõ nhu cầu khách hàng, sản phẩm, dịch vụ TCVM luôn được thiết kế phù hợp với đặc thù của nhóm khách hàng (dễ tiếp cận, thủ tục đơn giản, cung cấp ngay tại cộng đồng, món vay nhỏ dễ hoàn trả). Điều đó giúp TCVM duy trì mạng lưới khách hàng trung thành và tiếp tục thu hút được ngày càng nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ. Năm 2023, số lượng khách hàng của 4 tổ chức TCVM được cấp phép hoạt động đạt gần 500 nghìn người.
TCVM chú trọng việc giáo dục tài chính, nâng cao kiến thức, kỹ năng tài chính cho đối tượng của tài chính toàn diện; tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như bình đẳng giới, nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội... Đó là điều mà ít các tổ chức tài chính khác quan tâm có thể làm được.
TCVM Thanh Hóa - Điểm sáng trong bức tranh toàn cảnh TCVM
Bám sát chiến lược phát triển ngành TCVM, ngành ngân hàng, chương trình hành động của Ngân hàng Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức TCVM đã không ngừng nỗ lực, cố gắng trong triển khai nhiệm vụ, gặt hái nhiều kết quả đáng ghi nhận, góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia.
Hiện nay, Tổ chức TCVM Thanh Hóa hoạt động với 4 chi nhánh và 11 phòng giao dịch tại 229 xã, 22 huyện, thị xã, thành phố, với tổng dư nợ đạt 468 tỷ đồng, tổng số khách hàng vay vốn là 19.755 người. Nguồn vốn vay của tổ chức đã tạo động lực cho khách hàng mạnh dạn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, từng bước ổn định và cải thiện kinh tế gia đình, nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng; góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội tại địa phương.
Cùng với nỗ lực mở rộng địa bàn, đa dạng các sản phẩm tài chính, Tổ chức TCVM Thanh Hóa tích cực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ. Bên cạnh phương pháp tiếp cận truyền thống là cán bộ TCVM trực tiếp gặp gỡ, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng hoặc thông qua hội LHPN, chính quyền địa phương. TCVM Thanh Hóa ứng dụng công nghệ (qua máy tính bảng, điện thoại smartphone) để đăng ký thông tin khách hàng vay vốn thông qua phân hệ phần mềm CCS và app tiết kiệm online để giao dịch với khách hàng gửi tiết kiệm ngay tại nhà văn hóa thôn với mức tiền gửi nhỏ nhất, khách hàng có thể gửi thường xuyên mà không mất chi phí đi lại.
TCVM luôn làm tốt công tác phổ biến, giáo dục, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh, khởi nghiệp, quản trị doanh nghiệp vi mô... cho các thành viên tham gia vay vốn. Đồng thời, TCVM Thanh Hóa thường xuyên tổ chức cho cán bộ, nhân viên của tổ chức và cán bộ hội LHPN tại các địa phương trong tỉnh tham gia các khóa đào tạo, tập huấn và tổ chức tuyên truyền về các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, bạo lực giới, xâm hại tình dục ở phụ nữ và trẻ em. Đây là một trong những việc làm thiết thực, hiệu quả cao, tạo nên giá trị bền vững, từ đó khẳng định uy tín, thương hiệu, lan tỏa giá trị nhân văn tới khách hàng của TCVM nói riêng, cộng đồng nói chung.
Trong quá trình xây dựng và phát triển, Tổ chức TCVM Thanh Hóa chú trọng, tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Từ đầu năm đến nay, tổ chức đã tham gia nhiều chương trình, hoạt động từ thiện, nhân đạo như: Trao 1 mái ấm tình thương trị giá 50 triệu đồng và 40 suất quà trị giá 20 triệu đồng trong chương trình “Xuân đoàn kết - Tết biên cương” và phiên chợ “Ấm tình biên cương” do Hội LHPN tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức; tặng 1 ngôi nhà và nhiều suất quà đến các hộ gia đình, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Cẩm Thủy trong chương trình “Tết ấm cho em - Hội chợ tết 0 đồng”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh hỗ trợ xóa nhà tranh tre, nhà dột nát, nhà tạm cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2022-2025 tại huyện Thạch Thành, Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã quan tâm, hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho gia đình bà Nguyễn Thị Sơn, thôn Tây Hương, xã Thành Mỹ. Tổ chức TCVM Thanh Hóa cùng Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ kinh phí xây mái ấm tình thương cho 2 hộ gia đình hội viên nghèo, đặc biệt khó khăn xã Tam Chung (Mường Lát), tổng trị giá 100 triệu đồng...
Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia nêu rõ mục tiêu đối với lĩnh vực TCVM là “phát triển hệ thống các tổ chức, chương trình, dự án TCVM hoạt động an toàn, hiệu quả, bền vững, hướng tới mục tiêu phục vụ người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ với các sản phẩm, dịch vụ tài chính đa dạng, linh hoạt, phù hợp, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững”.
Để đáp ứng được mục tiêu, một mặt, các cấp, các ngành cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tổ chức và hoạt động của các tổ chức TCVM; nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức TCVM; đẩy mạnh truyền thông để tăng cường hiểu biết về hoạt động TCVM cho khách hàng và người dân; tiếp tục khuyến khích phát triển mô hình liên kết hoạt động của các ngân hàng thương mại với các tổ chức, chương trình, dự án TCVM thông qua hình thức cung cấp vốn tín dụng... Mặt khác, bản thân các tổ chức TCVM cần phải năng động, sáng tạo, huy động mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển.
Ông Nguyễn Hải Đường, Tổng Giám đốc TCVM Thanh Hóa chia sẻ: “Để TCVM phát huy vai trò là một trụ cột thúc đẩy tài chính toàn diện, trước nhất phải xây dựng được khung pháp lý riêng biệt, phù hợp với thực tiễn hoạt động và đối tượng khách hàng như quy định về cho vay, nhận tiền gửi... Đối với TCVM Thanh Hóa, thời gian tới, chúng tôi sẽ đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về mọi mặt nhằm thực hiện mục tiêu cao nhất là “vì sự phát triển của cộng đồng”.
Bài và ảnh: Hoàng Linh
{name} - {time}
-
2025-01-15 16:36:00
BMS Vina tham quan Đà Nẵng và Dentium cùng DANAGO
-
2025-01-15 16:22:00
Khẩn trương thi công tu bổ xung yếu hệ thống đê điều Thanh Hóa
-
2024-06-10 08:25:00
Thép xanh VAS đạt chứng nhận phát triển bền vững – EPD
Bản tin Tài chính 10/6: Giá vàng có xu hướng phục hồi, đồng USD tăng mạnh
Giá vé bay dịp cao điểm hè đã “hạ nhiệt”
Hội nông dân đồng hành xây dựng nông thôn mới
Manulife nâng cấp văn phòng giao dịch chi nhánh Thanh Hóa
Bản tin Tài chính ngày 9/6: Vàng trong nước và thế giới cùng đứng giá, “nín thở” chờ báo cáo lạm phát
Gói thầu đầu tiên Dự án Đường dây 500 kV mạch 3 về đích
Nhân rộng mô hình phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số
Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP bền vững
Thành Lộc: Nhiều giải pháp phát triển kinh tế