(Baothanhhoa.vn) - Thực hiện kết luận của Thường trực HĐND tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề y dược tư nhân (HNYDTN) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2023, Sở Y tế đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10, quyết liệt triển khai thực hiện các kế hoạch về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý HNYDTN trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường chấn chỉnh hoạt động hành nghề y dược tư nhân

Thực hiện kết luận của Thường trực HĐND tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý hành nghề y dược tư nhân (HNYDTN) trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2023, Sở Y tế đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10, quyết liệt triển khai thực hiện các kế hoạch về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý HNYDTN trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường chấn chỉnh hoạt động hành nghề y dược tư nhân

Theo đó, Sở Y tế đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng cường quản lý HNYDTN trên địa bàn toàn tỉnh, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến sâu rộng các quy định của pháp luật về hành nghề y dược đến các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn tỉnh như: lập Fanpage của Sở Y tế trên Facebook; lập các nhóm Zalo quản lý hành nghề; phối hợp với các báo, đài để tuyên truyền. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý HNYDTN bảo đảm tính chặt chẽ, công khai, minh bạch đúng quy định, hiện đang xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu HNYDTN.

Bên cạnh đó, Sở Y tế đã đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay, Sở Y tế đã xử lý 36 trường hợp vi phạm, tổng số tiền xử phạt là gần 500 triệu đồng (riêng trong tháng 7/2024, xử lý 17 trường hợp vi phạm), đồng thời công khai các thông tin xử lý vi phạm trên website của Sở Y tế, Fanpage, các nhóm Zalo...

Cụ thể, ngày 22/7, Thanh tra Sở Y tế ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với bà Lương Thị Nghĩa, chủ cơ sở “Cao Ngoc Diep” (địa chỉ 98 Thôi Hữu, phường Ngọc Trạo, TP Thanh Hóa) số tiền 20 triệu đồng, đã thực hiện hành vi sử dụng các chất để can thiệp vào cơ thể người, làm thay đổi màu sắc da, cân nặng... tại các cơ sở không phải là bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ, hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ.

Tiếp đến, ngày 23/7, Thanh tra Sở Y tế ban hành Quyết định xử phạt ông Lê Quang Hưng, Bác sĩ phụ trách chuyên môn Phòng khám An Hưng, chuyên khoa tai - mũi - họng, địa chỉ 116 Nguyễn Trãi, phường Tân Sơn, TP Thanh Hóa, số tiền 25 triệu đồng.

Phòng khám An Hưng thực hiện hành vi vi phạm hành chính như bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức (bán thuốc trong phòng khám cho người bệnh, khi chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược). Hình thức phạt bổ sung, ông Lê Quang Hưng bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn 4,5 tháng (tính từ ngày 23/7/2024).

Ngày 31/7, Thanh tra Sở Y tế ban hành Quyết định xử phạt hành chính 3.750.000 đồng đối với bà Phạm Thị Hạnh, phụ trách chuyên môn Nhà thuốc Quang Hạnh, địa chỉ tại số nhà 57, phố Trần Phú, thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc về hành vi mua, bán thuốc không có giấy phép nhập khẩu hoặc không có giấy đăng ký lưu hành (viên nén Sabumol 2mg, số lượng 25 viên); kinh doanh hàng hóa nhập lậu (kinh doanh 3 loại thực phẩm chức năng, 2 loại mỹ phẩm chưa có số tiếp nhận bản công bố, không có chứng từ mua bán theo quy định). Bà Phạm Thị Hạnh bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược trong thời hạn 4,5 tháng...

Tiến sĩ Lê Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết. Thời gian gần đây, công tác quản lý nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan có liên quan ngày càng hiệu quả. Trong thời gian tới, sở sẽ tiếp tục tiến hành rà soát, hậu kiểm đối với các cơ sở HNYDTN đã được cấp phép, đề xuất xử lý hoặc thu hồi giấy phép các cơ sở không đảm bảo điều kiện theo quy định. Cùng với đó, tăng cường công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, kiên quyết xử lý các cơ sở hành nghề y, dược không phép trên địa bàn tỉnh.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và kinh doanh dược:

Điều 7, Luật khám bệnh, chữa bệnh (KB, CB) số 15/2023/QH15, quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động KB, CB:

KB, CB không đúng phạm vi hành nghề hoặc phạm vi hoạt động được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện KB, CB theo huy động, điều động của cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp.

Hành nghề KB, CB ngoài thời gian, địa điểm đã đăng ký hành nghề KB, CB (sau đây gọi là đăng ký hành nghề), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này.

Không tuân thủ quy định về chuyên môn kỹ thuật; áp dụng phương pháp, kỹ thuật chuyên môn, sử dụng thiết bị y tế chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

Kê đơn, chỉ định sử dụng thuốc chưa được cấp phép lưu hành theo quy định của pháp luật về dược trong KB, CB.

Kê đơn thuốc, chỉ định thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, thiết bị y tế, gợi ý chuyển người bệnh tới cơ sở KB, CB khác hoặc có hành vi khác nhằm trục lợi.

Tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về KB, CB hoặc lập hồ sơ bệnh án giả hoặc lập hồ sơ bệnh án và các giấy tờ khống khác về kết quả KB, CB.

Người hành nghề bán thuốc dưới mọi hình thức, trừ các trường hợp: Bác sỹ y học cổ truyền, y sỹ y học cổ truyền, lương y bán thuốc cổ truyền; Người có bài thuốc gia truyền bán thuốc theo bài thuốc gia truyền thuộc quyền sở hữu của mình đã được đăng ký.

Cơ sở KB, CB cung cấp dịch vụ KB, CB khi thuộc một trong các trường hợp: Không có giấy phép hoạt động; Đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động; Không đúng phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép, trừ trường hợp cấp cứu hoặc thực hiện KB, CB theo quyết định huy động, điều động của cơ quan, người có thẩm quyền khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp; Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn giấy phép hành nghề hoặc giấy phép hoạt động; Quảng cáo vượt quá phạm vi hành nghề hoặc vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; lợi dụng kiến thức y học để quảng cáo gian dối về KB, CB...

Điều 6 Luật Dược số 105/2016/QH13, quy định những hành vi bị nghiêm cấm:

Kinh doanh dược mà không có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược hoặc trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.

Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa Điểm kinh doanh dược đã đăng ký.

Kinh doanh dược không thuộc phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược.

Kinh doanh dược thuộc một trong các trường hợp: Thuốc giả, nguyên liệu làm thuốc giả; Thuốc, nguyên liệu làm thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thuốc, nguyên liệu làm thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; thuốc, nguyên liệu làm thuốc đã hết hạn dùng; Thuốc, nguyên liệu làm thuốc chưa được phép lưu hành; Bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc; bán lẻ vắc xin; Bán thuốc cao hơn giá kê khai, giá niêm yết; Làm giả, sửa chữa hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, giấy chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân trong các hoạt động về dược; Thay đổi, sửa chữa hạn dùng của thuốc, trừ trường hợp thay đổi hạn dùng của thuốc quy định tại Khoản 3 Điều 61 của Luật này;

Hành nghề mà không có Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này; Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn hoặc cho người khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược, Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược để hành nghề hoặc kinh doanh dược; Lợi dụng việc kê đơn thuốc để trục lợi;

Cấp phát, bán thuốc đã hết hạn dùng, thuốc bảo quản không đúng quy định ghi trên nhãn thuốc, thuốc đã có thông báo thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ cho người sử dụng.

Thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.

Xem Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Tô Hà


Tô Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]